Xã hội hóa xây dựng trường lớp chất lượng cao - Bài 1: 'Trái ngọt' từ mô hình điểm
Đón bình minh Đà Lạt cùng dàn sao ‘khủng’ của 5AM Concert / Đà Nẵng: Đề xuất phương án sắp xếp các sở, ban, ngành
Tại hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 -2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây, Long An là một trong những điểm sáng về xã hội hóa giáo dục.
Trường đạt chuẩn xanh quốc tế đầu tiên ở Việt Nam
Ba huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc là nơi tập trung khu - cụm công nghiệp nhiều nhất Long An nên nhu cầu kiên cố hóa, xây mới trường lớp cho học sinh ngày càng cao.Trong 10 năm qua, hàng chục ngôi trường khang trang được xây mới, nhiều ngôi trường được xây theo định hướng giáo dục chất lượng cao với vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa đã mang lại bộ mặt mới cho giáo dục nơi đây.
Đầu năm học 2024 -2025, UBND tỉnh Long An cùng Ngân hàng Thương mại ổ phần Việt Nam thịnh vượng (VPBank) đã khánh thành Trường THPT Võ Văn Tần tại xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa. Đây là ngôi trường công lập đầu tiên tại Việt Nam nhận đạt chứng chỉ Công trình xanh EDGE do Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC cấp; là trường đạt chuẩn quốc gia với định hướng phát triển theo mô hình trường học chất lượng cao.
Cảm thấy hạnh phúc khi được học trong ngôi trường mới khang trang, hiện đại, mang tên nhà cách mạng Võ Văn Tần, em Võ Ngọc Trâm Anh, học sinh lớp 10T5 chia sẻ, đây là ngôi trường mơ ước của em. Ngôi trường cũ không rộng, nhưng mang dáng dấp cổ điển, rất đẹp. Trường mới thì sạch đẹp, chúng em rất vui và tự hào.
Em Đinh Minh Huy, học sinh lớp 10X1 cho biết, đây là ngôi trường đạt chuẩn xanh, thế nên mỗi học sinh cần hành động thiết thực giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước để góp phần duy trì điều đó.
Trường THPT Võ Văn Tần được xây dựng trên diện tích hơn 3,1ha, gồm 28 phòng học, 9 phòng bộ môn, 17 phòng chức năng và các công trình phụ trợ khác như sân bóng đá, nhà để xe, đường chạy điền kinh…, đáp ứng nhu cầu học tập cho hơn 2.000 học sinh.
Trường được trang bị đầy đủ các yếu tố cần thiết giúp các thế hệ học sinh đến gần hơn với xu hướng chuyển đổi xanh của tương lai. Các bề mặt của trường đều sơn phản xạ bức xạ mặt trời, giúp ngăn cản sức nóng từ ánh sáng mặt trời, tăng tuổi thọ cho công trình, giảm thiểu tác động của hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.
Toàn bộ kính cửa lớp học được phủ sơn phủ nhằm làm giảm hệ số nhận nhiệt mặt trời và dẫn nhiệt của kính, đồng thời giảm bức xạ mặt trời truyền vào không gian bên trong, tăng hiệu quả chiếu sáng ban ngày. Các thiết bị chiếu sáng và vệ sinh cũng được lựa chọn tối ưu để tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước… Với định hướng thiết kế chặt chẽ và tối ưu xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn xanh quốc tế, Trường Trung học Phổ thông Võ Văn Tần đã ghi nhận mức giảm tiêu thụ năng lượng 47%, tiết kiệm nước 37% và mức giảm năng lượng hàm chứa trong vật liệu lên tới 57%.
Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Tần Huỳnh Công Thành cho hay, thời gian đầu khi công trình mới đi vào hoạt động, đội ngũ kỹ sư, xây dựng vẫn theo dõi sát sao để ghi nhận, tính toán lượng khí thải, nước, nguyên liệu sử dụng, năng lượng điện tiêu thụ của các thiết bị so với mục tiêu ban đầu. Thầy và trò nhà trường nhận thấy điểm khác biệt lớn nhất là khả năng tiết kiệm năng lượng.
Chủ trương đúng, chính sách hợp lý, người dân đồng tình
Thời gian qua, việc đền bù giải tỏa để giao đất cho nhà đầu tư xây dựng trường học ở Long An được thực hiện khá nhanh và rốt ráo. Khi nhà nước có chủ trương, chính sách đúng, thực thi nhanh chóng, rõ ràng thì người dân đều đồng tình ủng hộ.
Gia đình bà Nguyễn Thị Điệp (63 tuổi, có mảnh đất 1.500m2) và gia đình ông Lê Minh Trung (64 tuổi, có mảnh đất 3.600m2) là 2 trong số 20 hộ gia đình đã được đền bù giải tỏa khu đất phục vụ cho xây Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Bến Lức (xã Thanh Phú, huyện Bến Lức). Giờ đây ông, bà cảm thấy rất vui, hạnh phúc vì trên mảnh đất xưa của gia đình nay là có một ngôi trường hiện đại, khang trang, chất lượng.
Mảnh đất 3.600m2 của gia đình ông Lê Minh Trung là đất hương hỏa, đến ông Trung là đời thứ 6. Khi nhận tin đất vào quy hoạch, hầu hết người dân đều băn khoăn nhưng với chủ trương, chính sách hợp tình, nên từ lúc công bố quy hoạch, đến khi người dân thuận tình đền bù, giải tỏa rất nhanh chóng .
NgoàiTrường THPT Võ Văn Tần, nhiều ngôi trường khác tại Long An cũng được đầu tư xây dựng đáp ứng trường chuẩn quốc gia. Cụ thể, TrườngTHPT Nguyễn Trung Trực - Bến Lức có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng do VPbank tài trợ, xây dựng trên diện tích hơn 3,7 ha, định hướng phát triển theo mô hình trường học chất lượng cao.
Tại huyện Đức Hòa,Trường THCS Trương Minh Bạch do gia đình bác sĩ Trương Minh Tuyết và nhà giáo Trần Đình Chiến (con gái và con rể của vị tiền bối cách mạng Trương Minh Bạch) tài trợ xây dựng với tổng số tiền hơn 100 tỷ đồng được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2022. Công trình tọa lạc tại xã Đức Lập Thượng, gồm 24 phòng học và 23 phòng chức năng, đáp ứng nhu cầu học tập của khoảng 2.000 học sinh. Trường được xây trên diện tích 2,3ha do huyện thu hồi đất, đền bù cho người dân và thực hiện san lấp mặt bằng từ ngân sách địa phương.
Tại hội nghị tổng kết Công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 -2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa qua, gia đình bác sĩ Trương Minh Tuyết được tuyên dương, khen thưởng, là điển hình tiêu biểu trong phong trào xã hội hóa giáo dục. Nhà giáo Trần Đình Chiến chia sẻ, gia đình rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, vinh dự được chung tay xây dựng ngôi trường mang tên cha mình trên mảnh đất quê hương.
Bài 2:Trường học hạnh phúc trên quê hương các anh hùng dân tộc
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiều chủ homestay tại Núi Cấm hợp tác thành lập hợp tác xã
8 chính sách và quyền lợi của người nghỉ hưu sớm khi sắp xếp bộ máy sẽ được hưởng
Chuẩn bị nguồn cung rau màu phục vụ thị trường Tết
Thông tin ‘Cơ quan Thuế truy cập vào tài khoản để truy thu thuế’ là không chính xác
Kiki Auto đạt giải trợ lý ảo tiếng Việt xuất sắc nhất
Đà Nẵng: Doanh nghiệp kiến nghị sớm triển khai dự án khu tổ hợp pháo hoa quốc tế