Xã hội

60 nghệ nhân, diễn viên tham gia tái hiện lễ cưới truyền thống của người K’ho Srê

DNVN – Hưởng ứng Tuần lễ vàng du lịch tỉnh Lâm Đồng 2023, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tái hiện các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa để phục vụ người dân và du khách, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng.

Lâm Đồng: Doanh nghiệp du lịch, dịch vụ lo lắng vì tiền thuê đất tăng cao / Thử nghiệm ứng dụng “Công dân số Lâm Đồng”

Tối ngày 26/4, tại thị trấn Đinh Văn, UBND huyện Lâm Hà phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Lâm Đồng, tổ chức tái hiện lễ cưới truyền thống của người K’ho Srê.

Tái hiện Lễ cưới truyền thống của người K’ho Srê Lâm Hà.

Tái hiện Lễ cưới truyền thống của người K’ho Srê trên địa bàn huyện Lâm Hà.

Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tuần lễ vàng du lịch tỉnh Lâm Đồng lần thứ 2, năm 2023. Tham gia tái hiện lễ cưới có 60 nghệ nhân, diễn viên quần chúng trong khu vực, đã tái hiện lại một cách sinh động nhất một đám cưới theo phong tục truyền thống của người K’ho Srê.

Lễ cưới được tái hiện làm 2 phần. Phần 1 diễn ra tại nhà rông truyền thống của già làng Duân Jai K’Bat (đã mất) để lại làm nhà sinh hoạt cộng đồng cho tổ dân phố. Đây là lễ cưới được thực hiện theo đúng các nghi lễ truyền thống của đồng bào K’ho, nhằm giúp bà con chứng kiến, ghi nhớ để bảo tồn một cách chính xác nhất phong tục tập quán của cha ông để lại.

Phần 2 là lễ cưới đã được sân khấu hoá, diễn ra bên ngoài nhà rông, để người dân và du khách được xem và tìm hiểu về lễ cưới truyền thống của người K’ho Srê tại địa phương.

Lễ cưới của người K’ho Srê được sân khấu hoá.

Lễ cưới của người K’ho Srê được sân khấu hoá.

Theo bà Chế Phương Nam - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lâm Hà, để tổ chức tái hiện lễ cưới của người K’ho Srê, đơn vị đã phải tập hợp ý kiến của rất nhiều già làng trong các buôn làng, nhằm phục dựng và tái hiện một cách chính xác nhất. Đây là lễ cưới tổ chức một cách đầy đủ nhất theo phong tục truyền thống với cả các bài cúng còn lưu giữ, để lấy làm chuẩn mực cho bà con tổ chức các đám cưới cho con cháu sau này.

“Mặc dù đến nay, bà con nơi đây vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục truyền thống, nhưng mỗi nơi làm một khác và đang bị mai một theo cuộc sống hiện đại. Do đó, việc tái hiện này nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa, phong tục quý báu và quảng bá vẻ đẹp truyền thống của người đồng bào bản địa, hướng tới phát triển du lịch cộng đồng”, bà Chế Phương Nam chia sẻ.

Lễ hội “Mừng lúa mới” của đồng bào Chu Ru, xã Tà Hine, huyện Đức Trọng.

Lễ hội “Mừng lúa mới” của đồng bào Chu Ru, xã Tà Hine, huyện Đức Trọng.

Trước đó, ngày 25/4, đồng bào dân tộc Chu Ru tại xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, cũng đã tổ chức tái hiện lễ hội “Mừng lúa mới” (Pót bơdaibơrhau), để hưởng ứng chương trình Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2023.

Nghi lễ “Mừng lúa mới” để tạ ơn Yàng, các vị thần linh đã ban cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ. Đây cũng là dịp dân làng chung vui, hưởng thành quả công sức lao động…

Theo Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng, nhằm triển khai có hiệu quả đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch”, thời gian qua, Sở đã phối hợp với các địa phương tổ chức phục dựng hàng chục lễ hội tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa đã mai một, như: Lễ Pơthi (của người Chu Ru và người K’ho ở huyện Đức Trọng), lễ Nhô Wèr (của người K’ho Srê ở huyện Di Linh), lễ Bok Chu-bur (của người Chu Ru ở huyện Đơn Dương); nghi thức cúng lúa rẫy của người Mạ ở Bảo Lâm; lễ Nhô Rơhe (mang lúa về kho của người K’Ho ở huyện Lâm Hà)...

Trong tháng 5/2023, Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng sẽ phối hợp với huyện Đam Rông để sưu tầm, ghi nhận tư liệu và tổ chức phục dựng Lễ hội Nhô Dơng (Cúng Thần mưa) của đồng bào dân tộc K’ho tại xã Đạ Long.

góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

Việc phục dựng và tái hiện các lễ hội truyền thống của đồng bào bản địa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương.

Việc phục dựng lễ hội Nhô Dơng nhằm sưu tầm, phục dựng lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc K’ho tại huyện Đam Rông, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống giàu bản sắc được lưu giữ trong đời sống dân tộc K’ho trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đồng thời phát huy vai trò của già làng, trưởng tộc, những người có uy tín, nghệ nhân văn nghệ dân gian K’ho tại địa phương. Qua đó nâng cao nhận thức của người K’ho về giá trị của lễ hội dân gian, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm