Xã hội

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp

DNVN - Ngày 10/8, Trung tâm Hỗ trợ pháp lý và Phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội DNNVV Việt Nam) phối hợp với Trường Bồi dưỡng Cán bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức hội nghị về pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp. Hội nghị được tọa đàm trực tiếp và trực tuyến.

Thanh Hóa: Rực rỡ sắc màu "Tuần lễ Áo dài" năm 2021 / Thanh Hóa: Đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho công nhân về từ vùng dịch

Hội nghị“Giải pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”,nhằm tăng cường hợp tác và thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, thực hiện kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2023 của Bộ Tư pháp.

Ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp lý và Phát triển nguồn nhân lực khai mạc Hội nghị.

Ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp lý và Phát triển nguồn nhân lực khai mạc hội nghị.

Hội nghị bàn về tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phòng chống rủi ro pháp lý, tăng cường năng lực cạnh tranh, góp phần nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại.

Đại biểu tham dự hội nghị.

Nâng cao hiểu biết pháp luật giúp hạn chế những rủi ro cho doanh nghiệp khi liên quan đến pháp lý.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp lý và Phát triển nguồn nhân lực, cho biết, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ pháp lý cho cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành 1 chương trình riêng về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV đến năm 2025.

 

Điều đó cho thấy, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đang được Chính phủ, bộ, ngành coi đó là yêu cầu rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhất là trong điều kiện cả hệ thống chính trị của đang dồn sức cho thúc đẩy, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Luật sư Lê Quang Ngọc, Giám đốc công ty luật quốc tế Thiên Việt (Viet Sky), Trưởng ban pháp chế Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) trao đổi tại hội nghị.

Luật sư Lê Quang Ngọc - Trưởng ban pháp chế Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) trao đổi tại hội nghị.

Tại hội nghị, Luật sư Lê Quang Ngọc - Trưởng ban pháp chế Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA), chia sẻ các vướng mắc của doanh nghiệp, hộ kinh doanh về các loại hợp đồng, đặc biệt các loại hợp đồng tín dụng, hợp đồng lao động.

 

Theo Luật sư Lê Quang Ngọc, hiện nay,các rủi ro về pháp lý rất tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, việc thực hiện các hợp đồng kinh tế nhưng thiếu hiểu biết về pháp luật khiến doanh nghiệp có thể phải trả giá rất đắt.

"Thực tế cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế mà bản thân doanh nghiệp để các điều khoản mâu thuẫn, gây bất lợi hoặc thiệt hại cho mình nhưng lại không biết. Ngoài ra, vì không rõ pháp luật, nhiều giao dịch ký kết tạo sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn hại cho chính bản thân doanh nghiệp", Luật sư Lê Quang Ngọc nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Lợi – Chủ tịch Quỹ Tín dụng nhân dân Cầu Lộc (Thanh Hóa) đối thoại về một số vấn đề hợp đồng tín dụng.

Bà Nguyễn Thị Lợi – Chủ tịch Quỹ Tín dụng nhân dân Cầu Lộc (Thanh Hóa) đối thoại về một số vấn đề hợp đồng tín dụng.

Theo Luật sư Ngọc, các doanh nghiệp nên có những trang bị kỹ lưỡng về pháp lý trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Ông Ngọc cũng đề nghị, cần có nhiều hơn nữa những khóa đào tạo, huấn luyện trao đổi để doanh nghiệp nhỏ và vừa bớt bỡ ngỡ khi có những vấn đề liên quan đến pháp lý.

 

Hội nghị nhận được nhiều chất vấn, đối thoại trực tiếp và trực tuyến ở các điểm cầu. Các tình huống thực tế doanh nghiệp đưa ra được các chuyên gia tại hội nghị phân tích cụ thể, dễ hiểu và đúng với các quy định pháp luật hiện hành.


Ngọc Cảnh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm