Thanh Hóa: Đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho công nhân về từ vùng dịch
44 hướng dẫn viên du lịch ở Quảng Bình nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 / Quảng Nam: Chi 100 tỷ đồng hỗ trợ người dân xây gác lửng kiên cố để tránh bão, lũ
Hầu hết số lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch là lao động tự do, không có giao kết hợp đồng lao động, không có bằng cấp, chứng chỉ (chiếm 65%). Có 20% trong số lao động này thuộc nhóm tuổi từ 41 tuổi trở lên sẽ gặp khó khăn trong đào tạo chuyển đổi nghề do thói quen lao động, trình độ học vấn, khả năng tiếp thu hạn chế, tâm lý ngại học nghề. Có khoảng 35% lao động trở về từ vùng dịch có giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại vùng dịch, số lao động này phần lớn vẫn còn nguyên vọng, hết dịch sẽ trở lại chỗ làm việc cũ.
Nhiều công ty may ở Thanh Hóa đang có nhu cầu tuyển công nhân.
Trong khi đó, tại Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa đang có nhu cầu tuyển 33.300 lao động, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất giầy da, may mặc như: Công ty TNHH ROLLSPORT 1 Việt Nam (tuyển 1.100 lao động); Công ty TNHH Giầy Aleron Hoàng Long (tuyển 2.000 lao động); Công ty TNHH giầy ROLLSPORT 2 Việt Nam (tuyển 3.700 lao động); Công ty TNHH MTV TCE JEAN (tuyển 1.100 lao động); Công ty TNHH giầy SUNJADE (tuyển 1.500 lao động).
Đây là cơ hội để người dân trở về từ dịch có cơ hội tìm kiếm việc làm ngay trên chính quê hương của mình. Người dân không cần tha phương cầu thực mà vẫn có thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống.
Để giải quyết khó khăn cho con em địa phương, UBND tỉnh đã lên phương án số 198/PA-UBND về đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch.
Sau khi thực hiện xong cách ly, công dân sẽ được tạo điều kiện làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, phù hợp với trình độ tay nghề, sức khỏe, độ tuổi, giới tính, giúp họ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo