Xã hội

Cần Thơ lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu đất sản xuất lúa kém hiệu quả

DNVN - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 156-KH/UBND về việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang diện tích đất gieo trồng rau, màu và trồng cây ăn quả năm 2023 trên địa bàn.

Đà Nẵng: Kiểm soát lạm phát có thể xảy ra khi tăng lương cơ sở / Chuyến bay chậm từ 5 tiếng, hành khách được hoàn tiền vé

Theo Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc 2023, về mục tiêu chung, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả; xây dựng vùng sản xuất chất lượng an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển toàn diện theo hướng bền vững và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng.

Về mục tiêu cụ thể, chuyển 1.672 ha diện tích sản xuất lúa ở vùng kém hiệu quả sang diện tích gieo trồng rau, màu và 1.361 ha chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Triển khai việc ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất. Tập huấn quy trình sản xuất theo hướng an toàn, triển khai các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ. Liên kết doanh nghiệp cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

n

Nông dân tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện kế hoạch cần tuân thủ những nguyên tắc được đưa ra. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không được làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể quay lại trồng lúc mà không phải đầu tư lớn. Phải có thị trường tiêu thụ, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Phù hợp với hiện trạng giao thông, thủy lợi nội đồng của địa phương, hạn chế đầu tư lớn và gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tổng diện tích cần chuyển đổi trong năm 2023 là 3.033 ha, trong đó có 1.672 ha là diện tích trồng cây rau màu tập trung tại 7 quận, huyện. Có 1.361 ha là diện tích trồng cây ăn trái tập trung tại 4 huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ và Phong Điền. UBND TP Cần Thơ giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện.


Thúy Ái
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm