Xã hội

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: ‘Cú hích' thu hút đầu tư

DNVN - ”Cao tốc Phan Thiết - Đồng Nai hoàn thành sẽ là cú hích cho các tỉnh và khu vực dự án đi qua phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư", Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định.

Thông tư 26 đã gỡ bỏ phần lớn áp lực đánh giá, kiểm tra học sinh / Sắp diễn ra Liên hoan Phim Tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 11

Ngày 30/9, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai tổ chức lễ khởi công cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Đây là 2 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, đầu tư phát triển hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Việc đầu tư sử dụng các tuyến cao tốc đã có tác dụng rất lớn trong phát triển kinh tế, động lực phát triển tiềm năng vùng, miền.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tuyên bố khởi công dự án.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tuyên bố khởi công dự án.

Theo Phó Thủ tướng, trước nhu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã quyết định đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước với chiều dài 654km và trong đó có 3 dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Theo Phó Thủ tướng, khi hoàn thành, tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam sẽ kết nối các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm với các cảng biển, cảng hàng không, khu công nghiệp. Vì vậy tuyến đường có ý nghĩa kinh tế xã hội, chính trị to lớn đối với đất nước nói chung, đối với các địa phương có tuyến đường đi qua nói riêng.

Đối với hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, việc triển khai dự án sẽ kết nối, phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ cao tốc đã và đang được đầu tư. Dự án rút ngắn hành trình từ TP.HCM đến các trung tâm kinh tế, du lịch, mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung Bộ; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trong khu vực, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam với khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ cũng như từ Bắc vào Nam. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến, các khu du lịch sinh thái dọc biển của Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà.

Lãnh đạo Trung ương và địa phương nhấn nút khởi công dự án.

Lãnh đạo Trung ương và địa phương nhấn nút khởi công dự án.

 

Với vai trò như vậy, Phó Thủ tướng cho rằng tuyến cao tốc Phan Thiết - Đồng Nai hoàn thành sẽ là cú hích cho các tỉnh và khu vực dự án đi qua mà trực tiếp là tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và góp phần khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan bám sát thực địa, chỉ đạo quyết liệt và có biện pháp hiệu quả đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công dự án; hoàn thành công trình với chất lượng cao, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan liên quan thực hiện đúng quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng và bảo đảm tiến độ, chất lượng, bảo đảm an toàn trong quá trình thi công dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát và vi phạm pháp luật.

Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai có chiều dài 99 km. Điểm đầu nằm trên đoạn tuyến nối từ quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh (điểm cuối dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết). Còn điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Tổng mức đầu tư điều chỉnh là12.577 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 7.201 tỷ đồng.

 

Dự án xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/h. Giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh bề rộng nền 25 m. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền 32,25 m.

Dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận có chiều dài 100,8 km. Điểm đầu thuộc địa phận xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (trùng với điểm cuối dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo). Còn điểm cuối giao với đường QL1 đi Mỹ Thạnh thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (trùng với điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây).

Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 10.853 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 7.210 tỷ đồng.

Trước mắt, dự án đầu tư phân kỳ với quy mô 4 làn xe, bề rộng mặt đường 16 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 10.853 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 7.210 tỷ đồng.

Giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư xây dựng 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m, vận tốc thiết kế 120 km/h.

 

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm