Chủ tịch thành phố Cần Thơ kêu gọi người dân, doanh nghiệp “hiến kế” chống dịch để phát triển kinh tế
Đức hỗ trợ Việt Nam 852.480 liều vaccine qua cơ chế COVAX / Cần Thơ: Dự kiến sau ngày 18/9, 4 huyện sẽ chuyển sang Chỉ thị 15
Tại cuộc họp trực tuyến mới đây của UBND TP Cần Thơ với các sở, ngành, UBND các quận, huyện để góp ý dự thảo Kế hoạch, lộ trình thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ an toàn sau ngày 18/9, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, việc kêu gọi người dân, doanh nghiệp “hiến kế” giải pháp là hành động thiết thực, khả thi, hiệu quả trong phòng, chống dịch,giúp người dân tự nguyện, tự giác bảo vệ bản thân, gia đình, bảo vệ cộng đồng dân cư; đồng thời giúp thành phố mở cửa từ từ, mở cửa từng bước nền kinh tế với những bước đi vững chắc, phù hợp.
Theo UBND thành phố, sau thời gian tập trung thực hiện nhiều giải pháp khống chế dịch bệnh, triển khai kế hoạch tiêm ngừa trong cộng đồng dân cư, đến nay tình hình dịch bệnh ở một số địa bàn quận, huyện đã cơ bản được kiểm soát. Thành phố đang dần mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ”, phấn đấu trở về trạng thái bình thường mới.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường phát biểu tại Hội nghị trực tuyến.
Để khôi phục dần hoạt động của các ngành, lĩnh vực, tổ chức lại sản xuất, góp phần khôi phục kinh tế trong những tháng cuối năm, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, dự thảo Kế hoạch, lộ trình thực hiện phuc hồi phát triển kinh tế chia làm 2 giai đoạn.
Dự thảo kế hoạch cũng nêu các định hướng, các giải pháp cần tập trung thực hiện ngay cũng như các nhóm giải pháp hỗ trợ dài hạn trong việc mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế…
Người đứng đầu UBND thành phố cho biết, hiện nay thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng tới đây sẽ không khóa chặt như trước nữa, đã đến lúc cần mở cửa lại nền kinh tế. Việc mở ngành nào, lĩnh vực nào, lộ trình ra sao đã nêu rất rõ trong kế hoạch, phương án. Rút kinh nghiệm của một số địa phương có quyết định công nhận “vùng xanh” rất nhanh nhưng sau đó lại quyết định lại thành “vùng đỏ”.
“Chúng ta đi từng bước nhỏ, bước tới đâu chắc chắn tới đó. Nói cách nào đó chúng ta đi chậm, đi từng bước nhưng chắc chắn, không vội vàng, gấp gáp. Trước mắt, ưu tiên cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân và những mặt hàng mang tính chất chuỗi cung cầu của nông nghiệp, chuỗi cung cầu của xuất nhập khẩu. Khi đã xác định những lĩnh vực ưu tiên cần tạo những “luồng xanh” cho chủ doanh nghiệp”, ông Trường nói.
Cũng theo ông Trường, tùy theo diễn biến dịch bệnh mà mình xác định lực lượng tuyến đầu là ai. Bây giờ thấy cần thiết đã đến lúc phải mở cửa ngành kinh tế thì phải xác định lực lượng tuyến đầu làm nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là chủ doanh nghiệp, là công nhân nên phải tính toán để có hướng dẫn, có biện pháp bảo vệ, ứng xử cho phù hợp. Ông Trường nêu thực tế hiện nay đang vào mùa thu hoạch lúa, mùa nông sản thì phải tính toán “luồng xanh” cho đường thủy, “luồng xanh” cho đường bộ, “luồng xanh” trong nội ô thành phố và liên kết với các tỉnh bạn để tạo “luồng xanh” cho lưu thông các mặt hàng đi qua các địa phươngđược thuận lợi. Công nhân ra đường phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, phải được tiêm ngừa, phải được test COVID- 19…
Cũng tại cuộc họp, người đứng đầu UBND thành phố kêu gọi toàn dân “hiến kế” các giải pháp và hành động thiết thực, khả thi, hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh.
Ông Trường cho rằng, việc kêu gọi người dân hiến kế trong phòng, chống dịch bệnh là để giúp họ tự nguyện, tự giác bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình, bảo vệ cộng đồng khu vực dân cư. Doanh nghiệp hiến kế, công nhân hiến kế, rồi quận, huyện, xã, phường, thị trấn, khu vực, ấp mình hiến kế chứ không chỉ bó hẹp trong việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Trên cơ sở tiếp thu các hiến kế sẽ giúp thành phố mở cửa từ từ, mở cửa từng bước nền kinh tế với những bước đi vững chắc, phù hợp trong thời gian tới ..
End of content
Không có tin nào tiếp theo