Xã hội

Phát triển bền vững cho các cộng đồng dân cư nông thôn tỉnh Đắk Lắk

DNVN - Cargill Việt Nam và tổ chức CARE ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thực hiện dự án “Vươn mình”, hướng đến thúc đẩy phát triển sinh kế cho hộ nông dân, đặc biệt là phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk, giúp họ cải thiện sinh kế bền vững.

Masan phát hành 4.000 tỷ trái phiếu không bảo đảm để đảo nợ / "Doanh nghiệp xăng dầu không tự cứu được mình lấy đâu ra chiết khấu cho đại lý"

Dự án sẽ được triển khai đến hết tháng 8/2024 nhằm góp phần cải thiện cuộc sống cho hơn 15.000 người, trong đó có hơn 7.000 phụ nữ huyện Buôn Hồ.

Dự án “Vươn mình” tập trung phục vụ hai lĩnh vực thay đổi chính yếu, nhằm tạo ra khác biệt bền vững trong việc cải thiện sinh kế cho đồng bào ở tỉnh Đắk Lắk. Đầu tiên là nâng cao khả năng hội nhập của nhà nông vào thị trường và tiếp đến giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn tư liệu sản xuất, bồi dưỡng năng lực, sự tự tin và kỹ năng cần thiết cho phụ nữ, tạo điều kiện để họ theo đuổi những cơ hội kinh tế của riêng mình.

Dự án sẽ hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho các nhóm sản xuất.

Mục tiêu thứ nhất của chương trình là trong vòng hai năm sẽ mang lại lợi ích và góp phần cải thiện cuộc sống cho hơn Chương trình sẽ tổ chức người tham gia dự án thực hành mô hình vừa học vừa làm từ sản xuất tới thị trường, tiến hành đào tạo, huấn luyện kỹ thuật và bồi dưỡng khả năng kinh doanh cho họ. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh nhỏ cũng sẽ được lựa chọn để tiếp nhận vốn mồi nhằm mở rộng sản xuất, cũng như tiếp nhận đào tạo và hỗ trợ nâng cao.

Mục tiêu thứ hai là cải thiện năng lực tiếp cận nguồn vốn và quản lý tài chính cho phụ nữ nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua việc phát triển các quỹ tiết kiệm và tín dụng tại thôn bản, cũng như đào tạo, hướng dẫn nông dân cách quản lý tài chính. Dự án này cũng sẽ giới thiệu nông dân và cơ sở kinh doanh tiếp cận các định chế tài chính uy tín, hỗ trợ họ vay vốn để mở rộng đầu tư sản xuất.

Mục tiêu thứ ba là nhằm hỗ trợ, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra cho nông hộ, thông qua việc cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh của nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ mua/bán/tiếp thị tập thể. Qua đó, dự án sẽ hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho các nhóm sản xuất, để người tham gia có thể tiếp thị và bán sản phẩm qua các kênh thương mai điện tử, kênh kỹ thuật số khác.

“Biên bản ghi nhớ này tái khẳng định cam kết của Cargill về việc kiến tạo một hệ thống lương thực bền bỉ, vững mạnh và dễ tiếp cận trên toàn thế giới. Cargill chú trọng vào việc xây dựng ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng đổi mới và bền vững, cùng với đó là hàng triệu nông dân Việt Nam góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước và thế giới", ông Ralph Bean, Tham tán Nông nghiệp tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết.

“Đây là một chương trình cộng đồng hết sức quan trọng đối với Cargill, phản ánh nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi trong việc tạo dựng các chuỗi cung ứng bền vững và có khả năng phục hồi cùng với những đối tác quan trọng như CARE. Chung vai sát cánh với người nông dân, nhất là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi có thể triển khai những chương trình cộng đồng phù hợp với đặc điểm mỗi vùng, nhằm kết nối người nông dân với thị trường tiêu thụ và cải thiện sinh kế của họ”, bà Michelle Grogg, Phó Chủ tịch phụ trách Trách nhiệm Doanh nghiệp kiêm Giám đốc Điều hành Quỹ Cargill chia sẻ tại lễ ký kết ở Hà Nội.

Hoàng Phương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo