Quảng Ngãi: Đẩy mạnh hỗ trợ gói vay trả lương ngừng việc để phục hồi sản xuất, kinh doanh
Quảng Bình lập Ban Quản lý Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học / Thủ tướng cho phép các địa phương chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị số 16
Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Quảng Ngãi sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp và người sử dụng lao động nhanh chóng, thuận lợi trong việc tiếp cận chính sách cho vay trả lương ngừng việc để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Đối với việc triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong thời điểm hiện nay.
Theo Ngân hàng CSXH tỉnh, các doanh nghiệp (DN) cần nắm rõ những nội dung về vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất và sớm đăng ký nhu cầu vay vốn bằng cách liên hệ qua điện thoại để ngân hàng chủ động hướng dẫn hồ sơ thủ tục vay vốn.
Mặt khác, DN cũng có thể gửi hồ sơ vay qua đường bưu điện, hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng CSXH tỉnh và các phòng giao dịch trực thuộc.
Trong vòng 4 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, Ngân hàng thực hiện phê duyệt cho vay và thông báo cho khách hàng. Trường hợp không đủ điều kiện cho vay thì thông báo bằng văn bản đến khách hàng, nêu rõ lý do từ chối.
Các doanh nghiệp sẽ vượt qua khó khăn khi tiếp cận được gói vay.
Ngoài ra, để DN, người sử dụng lao động tiếp cận được chính sách nhanh chóng, chi nhánh Ngân hàng CSXH sẽ cử cán bộ liên hệ cơ quan BHXH, cơ quan thuế lấy danh sách DN, người sử dụng lao động để chủ động tiếp cận liên hệ, rà soát nhu cầu vay; đồng thời phối hợp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn sớm nhất.
Nhằm tiếp cận được gói vay vốn thì DN cần đáp ứng các điều kiện, như: Đối với vay vốn cho vay trả lương ngừng việc, người lao động phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên. DN không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa 1 tháng của 1 khách hàng bằng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động nhân với số người lao động bị ngừng việc được cơ quan BHXH xác nhận đang tham gia BHXH bắt buộc đến thời điểm vay vốn.
Còn trường hợp vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện: Tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022; có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia BHXH bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn; có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng điều kiện vay vốn gồm: Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia BHXH bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn; có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh; đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 đến thời điểm đề nghị vay vốn.
Ngoài ra, người sử dụng lao động đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định được vay vốn với lãi suất 0%, không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng CSXH để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh. Mức vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng.
Riêng đối với các DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ, đây là đối tượng bị ảnh hưởng nặng và có nguy cơ phá sản do COVID-19, nhưng đa phần là các DN này lại không tham gia đóng BHXH cho người lao động. Đơn cử như Thị xã Đức phổ, sau khi rà soát thì có 351 DN có giấy phép kinh doanh, nhưng chỉ có 124 DN (trong đó có các hợp tác xã) tham gia đóng BHXH. Trong khi đó, để DN được tiếp cận vay vốn trả lương, phục hồi sản xuất thì điều đầu tiên là phải đóng BHXH.
End of content
Không có tin nào tiếp theo