Xã hội

Việt Nam hiện có 2 triệu người khuyết tật đang thất nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19

DNVN - Theo thống kê của UNDP, ở Việt Nam hiện tại có hơn 6,2 triệu người khuyết tật (NKT) trong đó 31,7% số người trong lực lượng lao động (so với 82,4% số người không khuyết tật). Có 2 triệu NKT đang thất nghiệp và 17,8% thuộc đối tượng hộ nghèo đa chiều. Họ là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19.

75.000 người khuyết tật đăng ký thông tin trên phần mềm thông tin người khuyết tật và nạn nhân bom mìn / Chương trình tàn sát người khuyết tật của Đức Quốc xã

Với sự hỗ trợ bởi Đại sứ quán Na Uy, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng với Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC), vào sáng ngày 5/4/2021 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo tham vấn về “Giám sát việc thực thi Điều 27 của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật (CRPD) trong lĩnh vực việc làm tại Việt Nam”.

Buổi hội thảo nhằm nâng cao năng lực của các nhà lãnh đạo cộng đồng từ các tổ chức của người khuyết tật và giúp họ phát huy sức mạnh hiệp lực trong việc giám sát các chỉ số về quyền con người và đảm bảo việc làm hòa nhập cho người khuyết tật ở Việt Nam.

Hội thảo tham vấn về “Giám sát việc thực thi Điều 27 của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật (CRPD) trong lĩnh vực việc làm tại Việt Nam”.

Hội thảo tham vấn về “Giám sát việc thực thi Điều 27 của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật (CRPD) trong lĩnh vực việc làm tại Việt Nam”.

Theo thống kê của UNDP, ở Việt Nam hiện tại có hơn 6,2 triệu người khuyết tật (NKT) trong đó 31,7% số người trong lực lượng lao động (so với 82,4% số người không khuyết tật). Có 2 triệu NKT đang thất nghiệp và 17,8% thuộc đối tượng hộ nghèo đa chiều. Họ là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19.

Cũng theo khảo sát của UNDP, tỷ lệ người có việc làm đối với NKT từ 15 tuổi trở lên chiếm 36% (so với 60% đối với người không khuyết tật). Những người này phần lớn là người lao động tự do, lao động giá rẻ, làm việc ở những môi trường kém chất lượng, cơ hội thăng tiến hạn chế. Phần còn lại chủ yếu dựa vào hỗ trợ từ phía gia đình.

Theo đánh giá của UNDP việc loại trừ người khuyết tật ra khỏi hoạt động phát triển kinh tế chung thông qua việc làm làm hao hụt từ 1-7% tổng sản phẩm trong nước.

Đánh giá nhanh của UNDP về Tác động kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19 đối với người khuyết tật cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát năm 2020, đã làm cho 30% NKT mất việc làm; 49% NKT bị cắt giảm giờ làm; 59% bị cắt giảm lương, 71% phải làm những công việc thời vụ hoặc không chính thức đối mặt với nguy cơ không đủ điều kiện nhận trợ cấp từ gói phúc lợi xã hội của Chính phủ.

Các khách mời tham dự sự kiện cùng chụp hình lưu niệm.

Các khách mời tham dự sự kiện cùng chụp hình lưu niệm.

Bà Diana Torres, Trợ lý Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh, “Bằng cách hợp tác cùng nhau để bảo vệ quyền việc làm của người khuyết tật, chúng ta đang thực hiện những hành động thực tiễn nhằm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là Mục tiêu Phát triển Bền vững số 8 (SDG8) về Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm và bền vững, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và công việc thỏa đáng cho tất cả mọi người”.

Người khuyết tật chắc chắn là người cầm lái trên chặng đường này. Không ai khác có thể thay thế vai trò quan trọng của họ - những nhân tố tạo ra sự thay đổi tích cực – bằng cách nâng cao nhận thức về một môi trường làm việc hòa nhập cho người khuyết tật, bà chia sẻ.

Bên cạnh đó, để thực hiện chủ đề của Ngày Quốc tế về Người khuyết tật năm 2020: “Xây dựng lại tốt đẹp hơn: hướng tới một Thế giới hậu COVID-19 dành cho người khuyết tật, dễ tiếp cận và bền vững”, UNDP Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác chính phủ để thúc đẩy môi trường làm việc dễ tiếp cận (với nơi ở hợp lý, bao gồm đường dốc cho xe lăn, thang máy, phòng vệ sinh dễ tiếp cận, ứng dụng đọc màn hình hoặc thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu) nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội tiếp cận đào tạo nghề quốc gia và gia nhập thị trường lao động nhiều hơn.

Ví dụ, bằng các điều chỉnh đơn giản như như lắp đặt đường dốc cho xe lăn và nâng cao khả năng tiếp cận của nhà vệ sinh cho người khuyết tật, UNDP đã hỗ trợ Trung tâm Y tế Huyện Lương Sơn, Hòa Bình để cải thiện khả năng tiếp cận cho không chỉ người khuyết tật mà còn cho tất cả bệnh nhân đến khám tại trung tâm. Cũng như vậy, bằng cách tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho người khuyết tật, các doanh nghiệp đang thể hiện trách nhiệm xã hội đối với sự phát triển bền vững của chính họ.

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm