Công nghệ 24h

Người khuyết tật tiếp cận với Công nghệ 4.0 để chung sống an toàn với Covid-19

DNVN - Sáng ngày 1/12 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Cơ hội kinh doanh trên nền tảng công nghệ số cho người khuyết tật chung sống an toàn với Covid-19”. Hội thảo được tổ chức với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), và Trung tâm Dạy nghề của Hội Người mù Thành phố Hà Nội.

Khởi động cuộc thi SDG Challenge 2019: “Giải pháp sáng tạo cải thiện tiếp cận cho người khuyết tật” / Mỗi tháng có 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Theo kết quả khảo sát của UNDP về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên người khuyết tật thì trong số những người khảo sát được hỏi có đến 30% bị mất việc làm; 49% bị giảm giờ làm; 59% bị giảm lương; 69% cảm thấy quan ngại về mức thu nhập và điều kiện an ninh tài chính của bản thân; 71% đang phải làm những công việc mùa vụ không chính thức, như vậy sẽ khó chứng minh được thu nhập để được nhận hỗ trợ từ chính phủ và có đến 72% số người được khảo sát cho biết mức thu nhập của mình dưới 1 triệu đồng.

Toàn cảnh hội thảo thảo “Cơ hội kinh doanh trên nền tảng công nghệ số cho người khuyết tật chung sống an toàn với Covid-19”.

Toàn cảnh hội thảo thảo “Cơ hội kinh doanh trên nền tảng công nghệ số cho người khuyết tật chung sống an toàn với Covid-19”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Trung Hiếu – Giám đốc Trung tâm dạy nghề của Hội người mù Thành phố Hà Nội cho biết, Covid-19 đã có tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Trong đó, những người khiếm thị, người khuyết tật gặp khó khăn hơn gấp 10 lần những người bình thường khác.

Cũng trong đại dịch Covid-19 nhiều cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa và không thể khôi phục trở lại. Nhiều người rơi vào tình trạng mất việc làm. Bên cạnh đó, Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển thì người khiếm thị khó khăn lại chồng chất khó khăn. Khả năng tiếp cận công nghệ của những người khiếm thị là rất ít, cơ hội tiếp cận chưa được đầu tư đào tạo và quan trọng hơn cả là sau khi tiếp cận và được đào tạo xong thì họ sẽ làm ở đâu, làm ở lĩnh vực nào?

Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng chia sẻ, mới đây UNDP kết hợp với Chính phủ Nhật Bản đã có chương trình dạy kỹ năng bán hàng online cho người khuyết tật.Điều này khiến người khiếm thị tiếp cận với không gian mở của internet và có cơ hội để bắt đầu những thách thức mới và cơ hội mới.

Ông cũng hy vọng sau khóa đào tạo này nhiều người khiếm thị sẽ tham gia tốt hơn vào lĩnh vực không gian mạng để cùng chung sống hòa bình với Covid-19. “Chúng tôi đã sẵn sàng tham gia vào quá trình cung ứng cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp.Tôi rất hy vọng các nhà sản xuất, các doanh nghiệp có thể sẵn sàng hợp tác cùng chúng tôi”, ông chia sẻ.

Tại hội thảo cũng đã diễn ra những bài tham luận của các tổ chức nhằm chia sẻ, tham vấn các đối tác quan trọng liên quan đến thúc đẩy cơ hội việc làm và kinh doanh, khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ số cho người khuyết tật.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm