Tin tức - Sự kiện

Tình hình Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Trong khuôn khổ dự án thực hiện Thông báo quốc gia đầu tiên cho Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam đã kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm 1994.

 

 Việt Nam và các đặc điểm dễ bị tổn thương

 

 

Việt Nam với diện tích khoảng 32.931,4 km2 nằm trên bán đảo Đông Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa.

 

Với lãnh thổ trải dài với hơn 3.260 km bờ biển. Việt Nam có sự đa dạng cao về địa hình, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh học.

 

 

Với vị trí như vậy Việt Nam có những đặc điểm dễ bị tổn thương dưới tác động của Biến đổi khí hậu.

-       

             

              Nằm ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương – một trong 5 ổ bão của thế giới.

-       

              Là quốc gia biển với bờ biển dài 3260 km với hơn 3000 hòn đảo và hai quần đảo.

-        

 

V     Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa của một bán đảo ở Đông Nam đại lục địa Âu – Á, kéo dài trên 15 vĩ độ, nằm hoàn toàn trong đới nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần chí tuyến hơn xích đạo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông.

-        

N     Nằm ở hạ lưu các con sông lớn bắt nguồn từ Himalaya.

-        

        Hai đồng bằng lớn, thấp và bằng phẳng.

 

 

Tình hình Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

 

Cũng giống như bức tranh chung trên toàn cầu, ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,7˚C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm.

 

Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt (Bộ Tài nguyên&Môi trường, 2003).

 

 

Trong khuôn khổ dự án thực hiện Thông báo quốc gia đầu tiên cho Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam đã kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm 1994.

 

Ngoài ra, theo Chương trình quốc gia thực hiện UNFCCC, Việt Nam đã kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm 1998 và năm 2000.

 

Lượng phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực chủ yếu năm 1998

Lĩnh vực

Lượng phát thải CO2 tương đương (triệu tấn)

Tỷ trọng (%)

Năng lượng

43,2

36

Các quá trình công nghiệp

5,6

5

Nông nghiệp

57,3

47

Lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất

12,1

10

Chất thải

2,6

2

Tổng cộng

120,8

100

 

 Nguồn: Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu – Văn phòng Công ước Quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003)

 

Phát thải lớn nhất từ lĩnh vực nông nghiệp (47%) và ít nhất là từ lĩnh vực chất thải (2%).

 

 

So với năm 1994, tỷ trọng phát thải từ lĩnh vực nông nghiệp giảm đi 3,5 %, còn từ lĩnh vực năng lượng tăng lên 11,3%.

 

Đáng lưu ý là, nhờ tích cực trồng rừng, lượng phát thải trong lĩnh vực lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất từ 19,38 triệu tấn năm 1994 giảm xuống 12,1 triệu tấn năm 1998.

 

Kết quả kiểm kê năm 2000 so với 1999, năng lượng tăng lên 15,7%, nông nghiệp tăng 13,4%, Lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất tăng 24,8%. 

 

 

PV

PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo