Thị trường

Tôm Việt bị “cấm cửa” tại Ả-rập-Xê-ú́t

(DNVN) - Ả-rập Xê-út thông báo tạm thời không thông quan các công hàng tôm có nguồn gốc từ Việt Nam do xuất hiện bệnh đốm trắng (White spot Disease).

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Ả-rập-Xê-ú́t thông báo nước này tạm thời không thông quan các công hàng tôm có nguồn gốc từ Việt Nam.

Tại công văn, Nafiqad cho biết cơ quan này vừa nhận được thông tin từ ại sứ quán Việt Nam tại Ả-rập Xê-út thông báo Tổng cục Thuốc và Thực phẩm Ả-rập-Xê-út đã thông báo tạm thời không thông quan các lô hàng tôm tươi, làm lạnh, đông lạnh có nguồn gốc từ Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Theo đó, Tổng cục Thuốc và Thực phẩm Ả-rập Xê-út căn cứ vào các báo cáo của Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE) trong đó đề cập đến việc xuất hiện bệnh đốm trắng ở tôm có xuất xứ từ Việt Nam, đã thông báo cho các đơn vị kiểm tra thực phẩm nhập khẩu không được thông quan các công hàng tôm tươi, tôm đã được làm lạnh hoặc kết đông có nguồn gốc từ Việt Nam cho tới khi các điều kiện y tế đã được đảm bảo.

Theo thông báo của Cơ quan thẩm quyền Ả-rập-Xê-út, chỉ có các sản phẩm tôm đáp ứng các điều kiện sau mới được tiếp tục cho phép thông quan vào thị trường này.

Thứ nhất, các lô hàng tôm đã được bóc đầu, vỏ (trừ phần đốt đuôi) sẽ được kiểm tra cảm quan và lấy mẫu xét nghiệm.

Thứ hai, các lô hàng tôm đã được chế biến để tiêu dùng trực tiếp (đã được nấu chín).

Thứ ba, các lô hàng tôm đã được xử lý nhiệt theo quy định tại điều 9.6.3 Bộ Quy tắc về sức khỏe động vật thủy sản. 

 

Nafiqad cũng cho biết, Hiện nay, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đang tiến hành liên hệ, trao đổi các nội dung cần thiết với Cơ quan thẩm quyền Ả-rập-Xê-ú́t về cơ sở của việc đưa ra các biện pháp kiểm soát này. 

Để tránh vướng mắc trong quá trình xuất khẩu tôm vào thị trường Ả-rập-Xê-ú́t, Nafqiad đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các biện pháp kiểm soát nêu trên, chủ động trao đổi với nhà nhập khẩu để thiết lập các biện pháp kiểm soát phù hợp nhằm tránh các vướng mắc khi xuất khẩu tôm.

Nên đọc
VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo