Tin tức - Sự kiện

Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014

Công ty Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) mới công bố bảng xếp hạng công bố bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm 2014.

Đây là bảng xếp hạng uy tín hàng đầu Việt Nam, được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Vietnam Report.

 

Năm 2015 là năm thứ 8 liên tiếp, Danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tiếp tục được công bố và cũng là mốc son đánh dấu sự đồng hành của các doanh nghiệp VNR500 trong sự lớn mạnh của Bảng xếp hạng VNR500, ghi nhận khách quan thứ hạng và thành tích của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam đạt được.
 
Lễ công bố chính thức Bảng xếp hạng VNR500 – 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014 sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 1 năm 2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành phố Hà Nội.
 
Dưới đây là danh sách top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014 theo VNR500:
 
1. Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)
 
 
Đứng đầu bảng xếp hạng là tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
 
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã trở thành một đơn vị hoạt động hiệu quả và được đánh giá là tập đoàn kinh tế lớn nhất cả nước với gần 40 đơn vị thành viên.
 
Trong 7 năm (2007 – 2013), tập đoàn dầu khí Việt Nam đã duy trì ngôi vị số 1 trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VRN500).
 
Chỉ tính riêng năm 2013, Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đã đạt 758 nghìn tỷ đồng, vượt 17,2% kế hoạch; nộp vào ngân sách nhà nước toàn tập đoàn đạt 194,2 nghìn tỷ đồng, vượt 31% so với kế hoạch.
 
2. Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
 
 
SEV là nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên với quy mô hoàn chỉnh tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại và là một trong số những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động.
 
Samsung Electronics Việt Nam đang hoạt động tại khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) có vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, đã giải ngân 1,2 tỷ USD, thu hút 40.000 lao động, ước tính xuất khảu 20 tỷ USD trong năm 2013, chủ yếu là điện thoại di động. SEV là nhà máy có quy mô lớn nhất của Samsung trên toàn cầu.
 
3. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
 
 
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là đầu mối nhập xăng dầu lớn nhất Việt Nam với doanh số nhập khẩu khoảng trên 4 tỷ USD.
 
Năm 2013, lợi nhuận hợp trước thuế của Petrolimex ước khoảng 1.919 tỷ đồng, tăng 97,2% so với năm 2012. Trong đó, lợi nhuận kinh doanh xăng dầu đạt 768 tỷ đồng, giá trị này năm 2012 là lỗ khoảng 125 tỷ đồng.
 
Tập đoàn nộp 31.300 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, tăng 13%. Trong đó, khoản tăng chủ yếu từ thuế nhập khẩu xăng dầu.
 
4. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
 
 
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) hiện được đánh giá là một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam sản xuất kinh doanh điện với một mạng lưới hung mạnh gồm 93 đơn vị thành viên, trong đó có 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là: Tổng công ty điện lực miền Bắc, Tổng công ty điện lực miền Trung, Tổng công ty điện lực miền Nam, Tổng công ty điện lực TP Hà Nội, Tổng công ty điện lực TP Hồ Chí Minh, 27 công ty chi nhánh, 39 công ty con và 22 công ty liên kết.
 
5. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
 
 
Năm 2013, trên lĩnh vực viễn thông, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel nắm giữ vị trí soos1 về doanh thu và số lượng thuê ban điện thoại duy trì mạng lưới. Tổng doanh thu của Viettel ước thực hiện 162.886 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 15,2% so với năm 2012.
 
Năm 2013, Viettel đã nộp vào ngân sách nhà nước gần 17.500 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2012.
Về thuê bao trong nước, thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng của Viettel đạt 54,25 triệu thuê bao. Ở thị trường nước ngoài, Viettel có thue bao điện thoại lũy kế toàn mạng 14,74 triệu thuê bao.
 
6. Công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn
 
 
Vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng là công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn. Công ty được thành lập vào ngày 09/05/2008 (theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN), Giấy phép số: 3404000189 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp.
 
7. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)
 
 
Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam hiện là doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng rộng lớn nhất trong các doanh nghiệp khai thác viễn thông (93% cơ sở hạ tầng của mạng điện thoại cố định, 60% hạ tầng mạng điện thoại di động quốc gia).
 
Năm 2013, tổng doanh thu toàn tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam ước đạt 119.000 tỷ đồng, đạt 100% kễ hoạch, bằng 100,47% so với năm 2012. Tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn ước đạt 9.265 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 179,09% so với năm 2012.
8. Tổng công ty dầu Việt Nam (PV oil)
 
 
Năm 2013, tổng doanh thu hợp nhất toàn PV oil đạt 92.000 tỷ đồng, hoàn thành 109% kế hoạch, tăng 11% so với thực hiện năm 2012. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 750 tỷ đồng, ddajt119% kế hoạch, tăng 39% so với thực hiện năm 2012. Qua đó nộp ngân sách nhà nước đạt 5.430 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch.
 
9. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)
 
 
Mặc dù năm 2013 tập đoàn gặp nhiều khó khăn song doanh thu toàn tập đoàn vẫn đạt mức 81.056 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch năm, tăng 5,6% so với năm 2012.
 
10. Ngân hàng và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank
 
 
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên,mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Mạng lưới hoạt động gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc,chi nhánh Campuchia với đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người.
 
Kiều Luyến (TH)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo