Thị trường

Top 10 tập đoàn đa quốc gia danh tiếng nhất thế giới

Mỗi công ty đều có những cách thức riêng để thu hút nhân tài và xây dựng uy tín. Dưới đây là danh sách 10 tập đoàn đa quốc gia danh tiếng nhất theo đánh giá của tổ chức tư vấn quản lý và nghiên cứu Great Place to Work Institute.

 Chương trình " Xóa bỏ quan liêu" của Google được thiết kế nhằm cắt giảm lề thói quan liêu trong công ty và thực hiện các quy trình hành chính hiệu quả hơn. Thay vì thành lập một ủy ban lãnh đạo cấp cao để tiến hành đánh giá nội bộ và đưa ra khuyến nghị, Patrick Pinchette - Giám đốc tài chính của Google lại đề nghị tất cả nhân viên gửi các đề xuất ngăn chặn thói quan liêu trên website nội bộ và bỏ phiếu cho những người họ tín nhiệm nhất. Kết quả là, gần 4.500 nhân viên của Google đã bỏ phiếu cho gần 1.200 ý tưởng thực hiện bao gồm cả ý tưởng cải thiện hệ thống báo cáo chi tiêu của công ty.

 
2. SAS Institute
 
 
SAS Institute sử dụng một loạt các đoạn video ngắn nhằm giúp nhân viên của mình giải đáp thắc mắc "SAS hoạt động trong lĩnh vực gì?". Về bản chất các đoạn video này khá hài hước, tuy nhiên chúng lại có khả năng củng cố một niềm tin quan trọng rằng dù đảm nhiệm chức vụ gì, tất cả các nhân viên đều góp phần vào sự thành công của SAS, do đó họ cần phải hiểu biết về công ty và sản phẩm của công ty. Thêm vào đó, một website đặc biệt được thiết kế nhằm cung cấp các bài thuyết trình, các tài liệu và tài nguyên trực tuyến cho nhân viên.
 
3. NetApp
 
 
Tom Mendoza - Phó Chủ tịch của NetApp với tư cá nhân phát động chương trình "Khoảng khắc việc tốt" để tuyên dương những nhân viên làm việc chăm chỉ. Bất kỳ nhân viên nào cũng có thể trực tiếp viết thư gửi Mendoza kể về những tấm gương tốt mà họ biết như việc giúp đỡ khách hàng, đồng nghiệp. Mendoza sau đó sẽ gọi điện cho 10-20 nhân viên tốt trên thế giới mỗi ngày để động viên, và ông đã làm điều này trong hơn 15 năm qua. Các nhân viên thường cảm thấy rất tự hào khi họ nhận được điện thoại của Mendoza.
 
4. Microsoft
 
 
Microsoft luôn cố gắng trao quyền cho nhân viên để tự vạch con đường sự nghiệp riêng của họ ngay từ ngày đầu làm việc tại công ty với công cụ trực tuyến "Chia sẻ kinh nghiệm". Thông qua công cụ này, các nhân viên mới sẽ phát triển một "kế hoạch hành động" cá nhân - bao gồm lịch đào tạo, học tập và hành động trong 90 ngày đầu làm việc - dựa trên vai trò, vị trí và chức năng trong công ty của họ. Công cụ này cũng cung cấp hơn 1.000 nội dung có thể chọn lựa, nhân viên có thể lưu trữ những thông tin cần thiết trong thư viện cá nhân hoặc tự động sắp xếp thời gian để xem sau theo lịch trình của họ.
 
5. WL Gore & Associates
 
 
Khi tìm kiếm các vị trí lãnh đạo chủ chốt, Gore luôn tham khảo nguồn ý kiến rất lớn từ các nhân viên. Ví dụ, sau khi hai nhà lãnh đạo lâu năm của công ty nghỉ hưu, công ty đã tổ chức một loạt các buổi hội thảo ở các bộ phận, đề nghị hơn 1.300 nhân viên xác định các yếu tố cần xem xét để lựa chọn đội ngũ lãnh đạo mới. Phương pháp này cũng được bộ phận Nhân sự của Gore áp dụng để lựa chọn nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu mới. Nó thực sự phù hợp với niềm tin cốt lõi của Gore rằng các nhà lãnh đạo phải chứng minh được khả năng thực sự của họ để có được chức danh đó thay vì được chỉ định.
 
6. Kimberly-Clark
 
 
Kimberly-Clark hợp tác cùng IBM để khởi tạo website "One KC Culture Jam" nhằm trực tiếp lắng nghe ý kiến của nhân viên về việc thay đổi văn hóa công ty và tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn. Sự kiện trực tuyến kéo dài năm ngày đã mang lại không gian chia sẻ ý tưởng, giải quyết vấn đề và hợp tác cho nhân viên. Hơn 16.000 nhân viên từ hơn 60 quốc gia đã tham gia sự kiện để chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng. Hơn 22.000 ý kiến đã được ghi nhận, bao gồm cả những ý tưởng liên quan đến sản phẩm và văn hóa của công ty, cũng như các sáng kiến nền tảng.
 
7. Marriott
 
 
Marriott luôn tạo cơ hội cho các nhân viên đối thoại trực tiếp với quản lý. Tại mỗi văn phòng của Marriott trên toàn thế giới, các nhân viên đều có cơ hội đặt câu hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm tốt và thông tin cá nhân tại các cuộc họp được tổ chức vào đầu mỗi ca làm việc hàng ngày. Hầu hết các văn phòng đều tiến hành các cuộc họp phòng ban hàng tháng hoặc hàng quý, trong thời gian đó các nhân viên có thể đặt câu hỏi và phản hồi thông tin về bất kì chủ đề nào.
 
8. Diageo
 
 
Một phương pháp mà Diageo sử dụng để công nhận những đóng góp của nhân viên là thông qua hoạt động "Du lịch VIP" của nhà máy bia Guinness của công ty ở Dublin, Ai-len. Trong vòng sáu tuần, các nhân viên cùng gia đình và bạn bè được mời tham gia các tour du lịch do công ty tổ chức, trong đó các buổi tham quan bên trong các nhà máy bia này.
 
9. National Instruments
 
 
Tại National Instruments, các nhà quản lý có các công cụ để ghi nhận những nỗ lực của nhân viên. Ví dụ, chương trình tiền thưởng tùy chỉnh của National Instruments cho phép các nhà quản lý ghi nhận các cá nhân hoặc đội nhóm đã hoàn thành các dự án đặc biệt ngoài phạm vi trách nhiệm của họ. Nhân viên có thể nhận ngay số tiền thưởng lên tới 2,000 USD. Trong năm qua, công ty đã chi 969,000 USD để thưởng cho nhân viên thông qua chương trình thưởng tùy chỉnh này.
 
10. Cisco
 
 
Chương trình Off/On Ramp của Cisco cho phép nhân viên đủ điều kiện tạm thời nghỉ việc trong khoảng 1-2 năm. Các nhân viên tham gia có thể tham gia chương trình Ramp Off/On với lý do của riêng họ, chẳng hạn vì trách nhiệm chăm sóc bố mẹ hoặc con cái, hoạt động cho một tổ chức phi lợi nhuận, hoặc đơn giản là dành thời gian cho chính họ. Dù không nhận được lương, nhân viên vẫn được hưởng các trợ cấp sức khỏe trong năm đầu tiên họ nghỉ việc. Nhân viên quay lại Cisco sau chương trình Off Ramp sẽ được tham gia vào một đội nhóm để đảm nhận một nhiệm vụ mới trong công ty trước khi trở lại làm việc.
Dương Hương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo