Thị trường

Top 10 tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới

Sản lượng khai thác dầu từ đá phiến đã thay đổi bảng xếp hạng của các tập dầu khí lớn nhất trên thế giới như thế nào? Hãng tin Forbes giới thiệu top 10 tập đoàn dầu khí lớn nhất theo số liệu của Wood Markenzie - hãng tư vấn hàng đầu thế giới về năng lượng.
  • <p><strong> 1. Saudi Aramco</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Sản lượng khai thác dầu khí của Saudi Aramco tăng từ 9,9 triệu thùng/ngày năm 2003 lên 12,7 triệu thùng/ngày năm 2013. Năm 1947,  khi mới 12 tuổi, Ali Ibrahim Al-Naimi đã gia nhập Saudi Aramco. Hiện Al-Naimi là Bộ trưởng Dầu khí và Khoáng sản Ả-rập Xê-út đồng thời là Giám đốc điều hành Saudi Aramco. Ông được mệnh danh là người đàn ông dầu mỏ quyền lực nhất thế giới.</p>  <div> </div>
  • <p><strong> 2. Gazprom</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Năm 2003 sản lượng khai thác dầu khí của Gazprom là 9,5 triệu thùng/ngày, và tăng lên 8,1 triệu thùng/ngày năm 2013. Bức ảnh chụp Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bàn thảo với Giám đốc điều hành Gazprom – Alexey Miller trong buổi lễ kí kết hợp tác giữa Việt Nam và Nga ngày 12/11/2012. Ông Putin khẳng định Nga và Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa các quan hệ hợp tác về quân sự và năng lượng.</p>  <div> </div>
  • <p><strong> 3. National Iranian Oil Company</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Từ sản lượng khai thác 4,9 triệu thùng/ngày năm 2003,  National Iranian Oil hiện đang khác thác dầu khí với sản lượng 6,1 triệu thùng/ngày. Bất chấp các lệnh trừng phạt của thế giới về các chương trình năng lượng hạt nhân, Iran vẫn đạt tăng trưởng trong sản lượng khai thác khí tự nhiên của mình.  </p>  <div> </div>
  • <p><strong> 4. ExxonMobil</strong></p>  <div> </div>  <div style="text-align: justify;">Trong vòng 10 năm, sản lượng khai thác dầu khí của ExxonMobil tăng 7 triệu thùng/ngày (từ 4,6 triệu thùng/ngày năm 2003 lên 5,3 triệu thùng năm 2013). Ngày 15/6/2012, ExxonMobil kí kết hợp đồng hợp tác khai thác với công ty dầu khí quốc gia Nga Rosneft để cùng khái thác dầu mỏ ở cảng Tuapse thuộc vùng Biển Đen.</div>  <div> </div>
  • <p><strong> 5. Rosneft</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Sản lượng khai thác dầu khí của Rosneft là 4,6 triệu thùng năm 2013. Rosneft gia nhập top những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới là nhờ sự hậu thuẫn lớn của điện Kremlin. Thứ nhất, Nga đã tịch thu tài sản của cựu Giám đốc điều hành Mikhail Khodorkovsky của tập đoàn dầu khí Yukos – một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất và thành công nhất của Nga từ năm 2000-2003. Số tài sản này được chuyển vào tài sản của Rosneft. Thứ hai là nhờ vụ thâu tóm tập đoàn dầu khí TNK-BP với giá 55 tỷ USD năm 2012.</p>  <div> </div>
  • <p><strong> 6. Royal Dutch Shell</strong></p>  <div> </div>  <div>Sản lượng khai thác dầu khí của tập đoàn này đạt 4 triệu thùng/ngày năm 2013. Mặc dù sản lượng này thấp hơn so với năm 2003 (4,1 triệu thùng/ngày), Shell vẫn duy trì được vị trí thống lĩnh trong ngành khai thác dầu mỏ ngoài khơi.</div>  <div> </div>
  • <p><strong> 7. PetroChina</strong></p>  <div> </div>  <div style="text-align: justify;">Sản lượng khai thác dầu khí của PetroChina năm 2003 là 2,5 triệu thùng/ngày và tăng lên 3,9 triệu thùng/ngày năm 2013. Mặc dù Trung Quốc có nguồn cung dầu từ đá phiến dồi dào, Petro không thể phát triển được hoạt động khai thác dầu một cách hiệu quả. Tính tới nay, tập đoàn này phải nhập khẩu sản lượng lớn khí tự nhiên.</div>  <div> </div>
  • <p><strong> 8. Pemex</strong></p>  <div> </div>  <div style="text-align: justify;">Sản lượng khai thác dầu của Pemex giảm từ 4,2 triệu thùng/ngày năm 2003 xuống còn 3,6 triệu thùng/ngày năm 2013. Pemex đã giảm vị trí của mình trong bảng xếp hạng do sự sụt giảm nhanh chóng sản lượng dầu từ mỏ Cantarell. Tuy nhiên, những cải cách năng lượng lâu dài được đề xuất bởi Chủ tịch Enrique Peña Nieto có thể mang lại hơi thở mới cho tập đoàn dầu khí quốc gia này của Mexico.</div>  <div> </div>
  • <p><strong>9. Chevron</strong></p>  <div> </div>  <div style="text-align: justify;">Sản lượng khai thác dầu khí của Chevron năm 2013 là 3,5 triệu thùng/ngày tăng từ 3,2 triệu thùng năm 2003. Tập đoàn này đang hoàn thiện giai đoạn cuối để khai thác trữ lượng khí thiên nhiên hóa lỏng trong dự án Gorgon trị giá 50 tỷ USD ngoài khơi bờ biển Australia.</div>  <div> </div>
  • <p><strong>10. Kuwait Petroleum Company</strong></p>  <div> </div>  <div style="text-align: justify;">Trữ lượng khai thác dầu khí năm 2013 đạt 2,4 triệu thùng/ngày tăng 0,1 triệu thùng/ngày so với năm 2003. Kuwait Petroleum Company hiện đang điều hành một loạt các công ty con ở Trung Đông, Tây Âu và Mỹ trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác, và chế biến dầu khí.</div>  <div> </div>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo