TP.HCM cứ mưa là ngập: Lỗi do tự nhiên hay con người?
Mới đây, người dân TP.HCM lại phải lội bì bõm sau một trận mưa lớn. Theo như thống kê từ báo chí, có ít nhất 30 điểm ngập dù đã có Trung tâm Điều hành chống ngập hoạt động từ nhiều năm nay.
Không phủ nhận việc TP.HCM đã nỗ lực chống ngập khi đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để thực hiện các dự án lớn. Bên cạnh đó, hàng trăm dự án chống ngập nhỏ cho các tuyến đường, khu dân cư cũng được ồ ạt thi công. Thậm chí, một siêu dự án chống ngập do triều cường cũng được khởi công với giá trị hợp đồng lên tới gần 10 ngàn tì đồng... Nhưng cứ mưa to là TP.HCM lại ngập.
Về vấn đề này, tờ Tiền phong đã đưa ra phân tích. TP.HCM có độ dốc từ Bắc xuống Nam, hướng thoát nước cũng vậy. Từ thế kỷ 19, các nhà quy hoạch người Pháp đã khuyến cáo không phát triển xuống phía Nam như Nhà Bè và quận 7, bởi đó là khu đất trũng, nơi được cho là túi chứa nước cứu ngập cho thành phố khi mưa to, triều cường và nước từ các sông Đồng Nai, Sài Gòn đổ về. Nếu xây nhà chỉ là thấp tầng, mật độ thưa.
Tuy nhiên, trên thực tế TP.HCM lại phát triển quá mạnh và quá nhanh về phía Nam. Hệ quả là khi có mưa lớn và triều cường đã làm cho gần như cả thành phố bị ngập. Vì thế, thành phố cần tính đến các giải pháp căn cơ, bài bản, lâu dài hơn, không thể chắp vá, đối phó, "ăn đong" mãi được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé