Xã hội

Trâu chọi Đồ Sơn húc chết người: Sốc về "cá tính" của trâu

Theo Ban tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017, con trâu chọi húc chết chủ dị ứng với màu đỏ, vàng từ trước khi vào giải nhưng chủ không báo cáo.

Ông Hoàng Anh Tuấn (Chánh văn phòng UBND quận Đồ Sơn, thành viên Ban tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2017) cho biết Đinh Xuân Hướng (chủ trâu, 47 tuổi, trú phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Hải Phòng) biết trâu gặp vấn đề nhưng không báo cáo ban tổ chức, theo tin tức trên báo Zing news.

Con trâu chọi số 18 đã có biểu hiện bất thường từ trước đó nhưng vẫn lọt vào trận đấu loại (ảnh CTV).

Theo ông Tuấn, trước khi giải đấu diễn ra, sáng 1/7, các chủ trâu đều phải đem trâu ra đình để làm lễ. Tuy nhiên, dù ông Hướng làm đủ mọi cách con trâu vẫn không chịu vào đình. Sau đó, ông để trâu ngoài đường, mang đoạn dây thừng thường dắt trâu vào đình xin đặc cách. 

“Tôi được biết con trâu của ông Hướng ‘dị ứng’ với màu đỏ, vàng. Khi gặp hai màu này, trâu thường phản ứng rất mạnh. Tuy nhiên, ông Hướng đã không báo cáo lên UBND phường và ban tổ chức”, ông Tuấn khẳng định.

Công an Hải Phòng chưa có thông tin gì về việc này. Đến nay, UBND quận Đồ Sơn đã phối hợp với công an thành phố lấy mẫu thịt trâu xét nghiệm chất kích thích.

Về trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc, theo đại diện ban tổ chức lễ hội, nếu trận đấu đang diễn ra, những người không có nhiệm vụ lao vào sân bị trâu húc bị thương thì người đó chịu trách nhiệm.  Còn đối với trường hợp của ông Hướng bị trâu của mình đâm chết thì ông Hướng phải chịu trách nhiệm.

Liên quan đến vấn đề này, bà Ninh Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) tại cuộc làm việc với UBND quận Đồ Sơn và Sở VH-TT Hải Phòng sáng ngày 2/7 - cũng cho rằng, theo quy chế của Ban tổ chức thì toàn bộ lỗi thuộc về chính chủ trâu, báo Dân trí đưa tin.

 

Vậy trách nhiệm của Ban tổ chức lễ hội, của các cấp ở đâu trong việc này? Cũng theo bà Hương, việc bảo đảm an toàn cho người dân phải là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Liên quan đến việc tuyển chọn trâu, một số ý kiến cho rằng, việc tuyển trâu xưa nay vẫn chỉ dựa trên kinh nghiệm và do các chủ trâu. Nên chăng để chuyên gia về gia súc cùng tham gia, hỗ trợ để kiểm soát độ an toàn?.

 Ông Lưu Đình Vũ, chủ trâu số 23 (trâu đấu với trâu 18), cũng là người thoát chết một cách ngoạn mục trước cú húc của trâu 18, khi mua trâu về, chủ trâu và quản ngưu phải thuần hóa trâu theo một quy trình rất nghiêm ngặt để trâu làm quen với lễ hội.

Cụ thể, ngoài chế độ ăn uống đảm bảo, cho lội nước, lội ruộng để rèn luyện thể lực… thì phải cho trâu làm quen với đám đông bằng cách buộc ở ngoài đường. Đồng thời cũng phải cho trâu làm quen với màu sắc đỏ vàng (quy định của Ban tổ chức là chủ trâu và quản ngưu phải mặc áo vàng, đỏ), quen với việc đánh trống, cắm cờ…

Tuy nhiên theo ông Vũ, trâu số 18 suốt cả tháng trời trước vòng đấu loại vẫn không làm quen được với quy trình huấn luyện như trên. Đây có thể là lý do vì sao khi vào trận đấu, ông Hướng (chủ trâu 18) cùng quản ngưu của trâu 18 đều mặc áo màu xanh khác với những người khác.

 

Nên đọc
Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Zing news, Dân trí)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo