Trồng bí đỏ lấy hạt, cứ 10 sào lãi ròng 150 triệu
Những năm gần đây, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Phù Nham, huyện Văn Chấn đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần so với trồng lúa.
Anh Hà Văn Mận ở thôn Bản Khộn có 1 mẫu đất để trồng lúa, ngô, song năng suất, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nhận thấy mô hình trồng bí đỏ lấy hạt mang lại hiệu quả kinh tế, anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia.
Anh Mận cho biết: "Những ngày đầu tiên tham gia mô hình, chúng tôi được công ty cung cấp hạt giống, cung ứng trước vật tư, được hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Đến nay, nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật, 1 mẫu bí đỏ lấy hạt của tôi luôn phát triển tốt và một năm 2 vụ, trừ chi phí còn thu về 150 triệu đồng”.
Cũng như anh Mận, chị Lò Thị Hồng cùng thôn cũng chuyển đổi 900 m2 đất trồng ngô sang trồng giống bí đỏ lấy hạt. Năm ngoái, chị nuôi thêm lợn. Bí đỏ sau khi tách lấy hạt, thịt bí được chị ủ men vi sinh làm thức ăn cho lợn.
Thấy rõ hiệu quả kinh tế từ mô hình đem lại, từ năm 2012, Đoàn xã Phù Nham đã vận động ĐVTN trong xã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng giống bí lấy hạt. Hộ ít thì 1 đến 2 sào, hộ nhiều thì cả mẫu. Hiện, toàn xã có hơn 7 ha đất trồng bí lấy hạt với hơn 20 hộ ĐVTN tham gia.
Anh Hà Quang Hành - Bí thư Đoàn xã Phù Nham cho biết: "Trồng bí lấy hạt vốn có mặt ở địa phương từ năm 2007 nhưng phải đến năm 2012 mới phát triển thành mô hình với 8 hộ ĐVTN tham gia, diện tích hơn 2 ha.
Sau khi tham gia mô hình, chúng tôi ký kết hợp đồng với Công ty hạt giống Tân Lộc Phát có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh thu mua hạt bí. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đòi hỏi người trồng phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định đề ra để đem lại hạt giống tốt nhất”.
Theo những người trồng bí đỏ lấy hạt ở Phù Nham, giống bí này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương. Đây là giống cây khỏe, ít sâu bệnh và dễ chăm bón nhưng người trồng cần áp dụng kỹ thuật sản xuất theo 1 chu trình khép kín, đảm bảo đúng yêu cầu của Công ty từ khâu làm bầu cho đến khi thu hoạch.
Trong đó, đặc biệt bám sát quá trình sinh trưởng của hoa cái để thuận lợi cho việc thụ phấn. Thời gian thụ phấn phù hợp nhất trong ngày từ 5 - 10 giờ để tránh tình trạng hạt lép, cây tăng trưởng không đều. Sau 80 ngày kể từ ngày xuống giống là thời gian thu hoạch quả.
Quả bí sau thu hoạch để ở nơi thoáng mát từ 7 - 10 ngày, sau đó được tách lấy hạt. Hạt bí được phơi dưới nắng nhưng không quá gắt 1 - 3 ngày tùy vào tình hình thời tiết rồi mới phân loại, đóng bao để đưa về Công ty. Hạt bí được xuất bán phải đảm bảo về độ nảy mầm, độ ẩm, độ thuần theo đúng tiêu chuẩn Công ty đưa ra. Nếu đảm bảo sẽ cho lãi khoảng 15 triệu đồng/sào/năm, cao gấp 5 lần so với trồng lúa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu