Quốc tế

Trung Quốc đáp trả Mỹ chuyện lấn sân khu vực Mỹ Latin

Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc Mỹ thiếu tôn trọng các nước Mỹ Latinh và "nói sai sự thật" về mối quan hệ của Trung Quốc với khu vực này trong thời gian gần đây.

Trong bài phát biểu nhân chuyến công du Mexico, Argentina, Peru, Colombia và Jamaica, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói Trung Quốc đang tìm chỗ đứng ở khu vực Mỹ Latinh, sử dụng các khoản đầu tư và cho vay để lôi kéo khu vực này vào quỹ đạo của mình.

>> Xem thêm: THẾ GIỚI 24H: Quân đội Syria quét sạch khủng bố tại vùng tam giác; Triều Tiên “lách” luật, thu về 200 triệu USD

Vị Ngoại trưởng Mỹ cũng cảnh báo các nước trong khu vực này chớ lệ thuộc quá mức vào các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong một buổi họp báo chung ở thủ đô của Mexico ngày 2-2 - Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói: "Dù quan hệ thương mại này mang lại lợi ích, các hoạt động thương mại không công bằng của người Trung Quốc cũng làm tổn hại ngành sản xuất của các nước này, tạo ra thất nghiệp và hạ thấp lương của công nhân. Mỹ Latin không cần thêm một thế lực đế quốc mới".

Theo Tân hoa xã, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức ra tuyên bố khẳng định sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Mỹ Latinh là dựa trên lợi ích chung và nhu cầu chung.

Bà Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nêu rõ: "Những gì mà Mỹ nói là hoàn toàn trái ngược với sự thật và cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với đại đa số các nước Mỹ Latinh" và sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Mỹ Latinh dựa trên sự bình đẳng, tương hỗ, cởi mở và toàn diện.

Phía Trung Quốc khẳng định nước này là bạn hàng quốc tế lớn mua các hàng hóa thô của các nước Mỹ Latinh và nhập khẩu ngày càng nhiều nông sản và các sản phẩm giá trị gia tăng cao từ khu vực này. Bà Oánh nhấn mạnh rằng đầu tư và hợp tác tài chính của Trung Quốc với các nước Mỹ Latinh là hoàn toàn phù hợp với các quy tắc thương mại, cũng như luật pháp và các quy định của nước sở tại.

Bà dẫn ví dụ về cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ hai của Diễn đàn Trung Quốc - CELAC (Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribê) diễn ra tháng rồi đã thông qua 3 văn bản, và điều đó minh chứng cho sự đồng thuận cao giữa các quốc gia Mỹ Latin về việc hợp tác sâu hơn nữa với Trung Quốc.

 

Trung Quốc lẳng lặng đầu tư vào "sân sau" của Mỹ - Ảnh: Reuters.

"Sự phát triển mối quan hệ giữa Trung Quốc - Mỹ Latin không nhắm mục tiêu hoặc khước từ bất kỳ bên thứ ba nào, mà cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thứ ba ở Mỹ Latin và chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia có liên quan sẽ từ bỏ khái niệm lỗi thời và nhìn sự phát triển mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ Latin theo cách cởi mở và toàn diện" - Bà Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hẳng định.

Trong thời gian vừa qua, trước sự sụt giảm ảnh hưởng của Mỹ trong khi nhiều quốc gia khu vực Mỹ Latin lại gặp khó khăn về nguồn tiền đầu tư nên Bắc Kinh đã nhanh chóng nhảy vào khu vực mà Washington luôn tự tin là "sân sau của Mỹ".

Sự xuất hiện mạnh mẽ của Trung Quốc đã khiến Mỹ cảm thấy bất an. Vì lẽ đó, những ngôn từ của Ngoại trưởng Rex Tillerson có vẻ không phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao.

Ngày 1/2, Ngoại trưởng Tillerson cảnh báo các nước ở Tây Bán cầu rằng những khoản đầu tư của Trung Quốc là sự nhắc nhớ về chủ nghĩa thực dân châu Âu. Ông cho rằng các chính phủ nên tự bảo vệ họ trước "những kẻ lợi dụng đang xuất hiện tại bán cầu của chúng ta".

"Trung Quốc, như họ đang làm tại các thị trường mới nổi trên toàn thế giới, mang đến thứ trông như một con đường hấp dẫn để phát triển, nhưng trong thực tế những điều này chỉ là lợi ích thương mại ngắn hạn và (kéo theo) sự phụ thuộc dài hạn", ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói thẳng trong một bài phát biểu ở Đại học Texas ngày 1/2, trước khi lên đường bắt đầu chuyến thăm 5 nước Mỹ Latin.

 

Ngoại trưởng Tillerson nói rằng Trung Quốc đòi hỏi các nước phải sử dụng lao động Trung Quốc, khoản vay của Trung Quốc và những món nợ không bền vững. Ông cũng chỉ trích nước này lờ đi các quyền con người và quyền về tài sản.

Nên đọc
Theo Tuổi trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo