Trung Quốc và âm mưu xây đảo nhân tạo ở Hoàng Sa
Trung Quốc đang có kế hoạch âm mưu xây đảo nhân tạo tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bất chấp việc này sẽ gây bất bình và phản đối từ các nước láng giềng.
Bãi đá Chữ Thập nằm gần các tuyến đường biển quan trọng và có thể đóng một vai trò chiến lược, theo thành viên cấp cao của Đối thoại Shangri-La Alexander Neill.
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 7-6 dẫn lời các nhà phân tích cảnh báo nếu kế hoạch này có thật, đây sẽ là một bước để Trung Quốc tiến đến lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
Ông Jin Canrong, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường ĐH Renmin ở Bắc Kinh, nói kế hoạch đã được trình lên chính quyền trung ương Trung Quốc. Theo ông Jin, hòn đảo nhân tạo này ít nhất sẽ gấp đôi diện tích 44 km2 của căn cứ quân sự Diego Garcia (Mỹ) trên Ấn Độ Dương. Bị Trung Quốc chiếm đóng, trên bãi Chữ Thập hiện có một số cơ sở do nước này xây dựng trái phép.
Li Jie, chuyên gia của Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, nói sau khi mở rộng, trên đảo nhân tạo sẽ có sân bay và cảng để đáp ứng việc tiếp tế quân sự. Một đại tá quân đội Trung Quốc về hưu thừa nhận xây đường băng trên bãi đá Chữ Thập sẽ cho phép Trung Quốc dễ dàng lập ADIZ trên biển Đông.
Cách bãi Chữ Thập không xa là bãi đá ngầm Gạc Ma của Việt Nam, nơi Trung Quốc bị Philippines tố cáo đang có các hoạt động cải tạo, san lấp mặt bằng. Jin Canrong nói kế hoạch dành cho bãi Chữ Thập sẽ tùy thuộc vào tiến độ cải tạo bãi Gạc Ma.
Kế hoạch xây đảo nhân tạo đã được báo chí Trung Quốc râm ran từ cuối tháng 5.
Bà Zhang Jie, chuyên gia về an ninh khu vực của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói nước này đã nghiên cứu cải tạo đảo từ lâu và đã phác thảo nhiều kiểu thiết kế khác nhau trong một thập kỷ qua.
Bà này nói xây đảo nhân tạo là biện pháp tiếp tế cho tàu thuyền và các giàn khoan nhưng cũng cảnh báo sẽ “gây ra những tác hại nghiêm trọng trong khu vực”. “Những động thái như vậy chắc chắn các nước láng giềng sẽ càng mất lòng tin vào Trung Quốc và gây ra bất ổn trong khu vực” - bà Zhang nói.
Kế hoạch này cho thấy sự ngoan cố và tham lam vô độ của Trung Quốc trong tham vọng độc chiếm biển Đông, bất chấp cộng đồng khu vực và quốc tế lên án, chỉ trích.
Cả 2 bãi Chữ Thập, Gạc Ma đều nằm không quá xa so với Malaysia và Philippines nên chắc chắn sẽ trút thêm tâm lý lo lắng, đề phòng Trung Quốc của 2 nước này.
Thêm vào đó, Indonesia từng thẳng thắn tuyên bố không bao giờ chấp nhận cho Trung Quốc lập ADIZ trên biển Đông.
Gần đây, Trung Quốc bắt đầu thay đổi luận điệu, đổ vấy cho Việt Nam và Philippines "ăn cắp" ASEAN, gây ra bất hòa giữa Bắc Kinh và láng giềng.
Tuy nhiên, thực tế đã và đang chứng minh chính Trung Quốc trước mặt nói hợp tác với ASEAN nhưng sau lưng không ngừng lấn lướt các nước thành viên.
Do đó, không có gì lạ khi nói Trung Quốc đang đẩy ASEAN lại gần nhau để đối phó gã khổng lồ xấu bụng này.
Theo Người Lao Động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản
Cột tin quảng cáo