Trung Quốc "vươn vòi" độc chiếm thị trường vũ khí ở Châu Phi
Chuyên gia nghiên cứu Joseph Dempsey - tác giả của báo cáo này cho biết, Trung Quốc đã có bước thâm nhập lớn vào thị trường vũ khí châu Phi, điều này thể hiện mức tăng sức ảnh hưởng và đầu tư của nước này đối với “lục địa đen”.
Theo đó, từ năm 2005, có mười nước châu Phi bao gồm: Algeria, Angola, Cape Verde, Nigeria, Chad, Djibouti, Equatorial Guinea, Gabon, Uganda và Ghana đã trở thành thị trường "tiềm năng" của vũ khí Trung Quốc.
Một báo cáo khác do Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute) đưa ra vào tháng 2/2016 cũng tiết lộ rằng vũ khí hạng nhẹ xuất khẩu từ Trung Quốc, đã tăng trưởng tới 88% trong khoảng thời gian 5 năm từ 2010-2015.
Trung Quốc đã vươn lên thành nước xuất khẩu vũ khí đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Nga, với 5,9% thị phần thế giới, tuy còn kém xa hai nước kia.
Điều đặc biệt là tại thị trường này Trung Quốc thậm chí xuất khẩu cả những vũ khí tiên tiến thế hệ mới như UAV có vũ trang tới Nigeria. Nhận xét cho trường hợp này chuyên gia Dempsey cho biết: "Điều này không phải chuyện lạ, vì chỉ có lục địa đen mới tiêu thụ nhiều nhất vũ khí của Trung Quốc vì giá rẻ và có thể do họ không thể xuất khẩu sang các thị trường khác".
Nhà nghiên cứu về kiểm soát vũ khí Patrick Wilcken thuộc Amnesty International thì nói với tờ The Independent: “Đã có môt lịch sử dài của việc cung cấp vũ khí vô trách nhiệm cho các nước châu Phi, để rồi chúng được sử dụng cho những vụ việc tàn bạo đáng ghê tởm. Việc cung cấp vũ khí không kiểm soát cho các nước châu Phi, góp phần làm nơi đây thêm bất ổn. Đã đến lúc những thị trường cung cấp vũ khí cần được kiểm soát và người đứng đầu phải liên đới chịu trách nhiệm với "sản phẩm" của mình".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump