Trung tâm thương mại bán buôn hàng công nghiệp phụ trợ đầu tiên ở Việt Nam
Để các doanh nghiệp có thể tham gia hỗ trợ nhiều hơn và hỗ trợ doanh nghiệp FDI, dự án của ATC được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu là trung tâm thương mại bán buôn và 56 gian hàng; giai đoạn sau sẽ tiếp tục mở rộng trung tâm thương mại bán buôn khác và xây dựng thêm khu căn hộ nước ngoài cho doanh nghiệp nước ngoài tới đây hoạt động và làm việc, có sự kết nối thông qua những hoạt động đó.
Lo ngại lớn của nhiều doanh nghiệp FDI là các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như: thiếu kỹ năng của người lao động, trình độ học vấn và năng lực cũng chưa tốt. “Các công ty lớn Samsung, Nokia,… đến đây họ không thể tồn tại một mình họ mà họ cần có công nghiệp phụ trợ là các địa phương. Hiện tại, họ có thể kêu ca rằng doanh nghiệp cần lao động có kỹ năng tốt hơn thì tôi nghĩ là các bạn phải phải qua một thời gian dài cả một quá trình” ông Tang Weng Fei nói.
Là một trong những tập đoàn sản xuất linh kiện ôtô, xe máy hàng đầu thế giới, Spark MINDA (Ấn Độ) có mặt tại Việt Nam từ năm 2008. Spark Minda chủ yếu sản xuất, kinh doanh các linh kiện và bộ phận tự động dành cho ô tô và xe gắn máy cung cấp cho các hãng ô tô, xe máy lớn như Piaggio,Yamaha,Suzuki, Kawashaki…
Ông Deepak Kumar –Tổng Giám đốc công ty TNHH Linh kiện tự động MINDA Việt Nam, công ty trong quá trình sản xuất cố gắng để nội địa hóa sản phẩm của mình 40 – 50% nhưng đến mức này thì rất khó phát triển thêm. Sản xuất ra các các linh kiện trong ngành kỹ thuật ô tô xe máy vì nó đòi hỏi kỹ thuật rất cao, việc quản lý cao nên rất khó cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện được, thực sự đây cũng là điều rất khó khăn của Spark MINDA khi đầu tư vào Việt Nam.
Công ty Spark MINDA rất mở với doanh nghiệp trong nước, công ty đã tìm hiểu rất nhiều các doanh nghiệp trong nước, làm việc với một số doanh nghiệp. “Tuy nhiên, có doanh nghiệp thành công, cũng có những doanh nghiệp chưa thành công và không quay trở lại nhưng Spark MINDA luôn luôn mở với họ” ông Deepak Kumar cho biết.
Cũng theo ông Đặng Xuân Quang, một trong sáu ngành, lĩnh vực mà Việt Nam và Nhật Bản hợp tác trong thời gian tới, trong đó phát triển công nghiệp hỗ trợ là then chốt nhất. Để giải quyết được vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam thì cần sự nỗ lực của bộ ngành địa phương, sự đồng thuận ủng hộ tham gia cùng nhau giải quyết. Bên cạnh đó, cũng có những chính sách hỗ trợ thêm kỹ năng cho người lao động, giáo dục, tăng cường trình độ học vấn cũng như năng lực cho họ.
Ông Nguyễn Tiến Vị - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công thương, cần phải có những văn bản có tính pháp lý cao hơn để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bộ Công thương xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Để tạo điều kiện thu hút phát triển hoạt động về công nghiệp hỗ trợ và có những chương trình về quản lý, phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp hỗ trợ thì hiện nay ở một số địa phương tiến hành xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phục vụ công nghiệp hỗ trợ như: khu công nghiệp Nam Hà Nội ở Phú Xuyên, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng,... Thời gian tới, khi nghị định về công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ ban hành là cơ sở tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư nước ngoài và cũng như tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Đề nghị bổ sung mặt hàng mía vào danh mục hàng hoá mua bán qua cửa khẩu phụ
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng không sốt nóng
Dự báo diễn biến thị trường bất động sản khi có bảng giá đất mới