Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:"Những kỷ niệm đầu tiên không thể quên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp"
Nhân ngày sinh lần thứ 103 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2013), phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - Nguyên Tư lệnh Quân khu IV, về những kỷ niệm đầu tiên của ông với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại của Việt Nam. Ông được công nhận là một trong các nhà quân sự tài giỏi nhất và một nhà chiến lược về chiến tranh nhân dân.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể rằng, mùa xuân năm 1975, khi ấy ông là Thiếu tá – Tham mưu trưởng chiến dịch, thay mặt Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên ra Hà Nội nhận lệnh, đó cũng là lần đầu tiên được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tướng Thước chia sẻ: “Lúc bấy giờ, chúng tôi được phổ biến mệnh lệnh, quyết tâm của Bộ Chính trị là phải giải phóng cho được miền Nam trong giai đoạn 1975-1976, và nhấn mạnh thời cơ là năm 1975, mà muốn thực hiện được kế hoạch ấy thì phải giải phóng được Tây Nguyên. Tây Nguyên là địa bàn trọng yếu, thời Pháp xâm lược nước ta đã từng tuyên bố rằng nếu chiếm được Tây Nguyên thì sẽ chiếm được 3 nước Đông Dương.
Sau khi làm việc với Bộ Tổng tham mưu và nhận lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng, tôi được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng để nghe lệnh. Lúc ấy, Đại tướng mới điều trị ở Liên Xô về, sức khỏe đang yếu nên tôi báo cáo ngắn gọn, rành mạch tình hình chiến trường và nhiệm vụ đã nhận của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đại tướng dặn dò tôi: Đồng chí vào nhớ giúp đồng chí Vũ Lăng (Thượng tướng Vũ Lăng – PV) để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến trường".
Tướng Thước kể rằng, ông hết sức bất ngờ trước một vị Đại tướng oai phong lẫm liệt trên chiến trường, nhưng cũng rất đỗi bình dị trong đời thường.
Tướng Thước tâm sự: "Lần đầu gặp Đại tướng, tôi cứ ấn tượng mãi khi được quan tâm hỏi han đến từng câu chuyện nhỏ của gia đình mình. Khi biết tôi lần đầu được ra Bắc, Đại tướng còn hỏi: Sao lâu thế? Tôi trả lời: Những cán bộ chỉ huy đánh giặc giỏi luôn được chỉ huy cấp trên quan tâm giữ lại và động viên để chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi cho chiến trường.
Rồi Đại tướng cười, động viên: Thôi lần này chịu khó trở lại chiến trường, ít nữa sẽ được trở về với gia đình lâu hơn. Rồi Đại tướng hỏi thăm sức khỏe của đồng chí Vũ Lăng và dặn dò cẩn thận, tỉ mỉ”.
Hai ngày sau, tôi chuẩn bị vào chiến trường thì được Đại tướng gọi vào một lần nữa. Tôi vừa đến, Đại tướng nói ngay: Mọi nhiệm vụ và ý định tôi đã nói cả rồi, hôm nay nhắc lại một vấn đề hết sức hệ trọng: Cậu vào báo cáo với Vũ Lăng tình hình có thể sẽ diễn biến hết sức nhanh chóng. Người chỉ huy chiến trường phải nắm bắt thời cơ, nhanh chóng hạ quyết tâm hành động không chờ lệnh của cấp trên. Vấn đề thứ hai đánh vào thành phố lớn Buôn Ma Thuột phải tổ chức một mũi thọc sâu bằng bộ binh cơ giới, thọc ngay vào sở chỉ huy của địch”.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - Nguyên Tư lệnh Quân khu IV.
Tướng thước kể, bây giờ nhiều lúc nhớ lại càng thấy nhận định của Bộ Chính trị khi ấy, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng vô cùng chính xác: Đó là phải giải phóng Tây Nguyên thì mới giải phóng được miền Nam.
Sau đó, Mỹ cũng nhận ra điều này nên chúng đã điều một lực lượng hùng hậu gồm các sư đoàn không quân, bộ binh… tinh nhuệ nhất để chiếm đóng. Lúc này, tại Tây Nguyên, quân cách mạng chỉ có sư đoàn nên việc phối hợp với lực lượng tăng cường rất khó khăn. Chúng ta đã tương kế tựu kế, lừa địch kéo quân lên phía bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai).
Tướng Thước hồi tưởng: “Đêm 10/3, quân ta bắt đầu đánh vào Buôn Ma Thuột. Lúc này, kẻ địch vẫn kiêu ngạo cho rằng quân ta phải sớm rút ra chứ không thể trụ lại lâu ở địa bàn này, vì chúng không hề biết xe tăng và pháo binh của ta đã áp sát tất cả các vị trí. Sau 32 giờ đồng hồ, quân ta giải phóng xong Buôn Ma Thuột. Thế nhưng, quân địch lúc đó vẫn còn rất mạnh với 6 vạn quân chủ lực, có cả không quân, biệt kích, bộ binh, pháo binh, tăng thiết giáp.
Ta đã phải cử hai sư đoàn chặn đứng tất cả các con đường từ Kon Tum, Pleiku, đường từ Bình Định, đường từ Ninh Hòa, chặt đứt mọi liên lạc của địch. Chúng đưa sư đoàn 23 đổ xuống phía Đông hòng cứu vãn Buôn Ma Thuột, nhưng đã bị sư đoàn 10 của ta tiêu diệt hoàn toàn.
Toàn bộ chiến trường phía Nam của địch giống như một con rắn bị chặt thành 3 khúc, địch chỉ còn lại ‘khúc đầu’ là Huế, Đà Nẵng và ‘khúc đuôi’ là Sài Gòn. Trong thời gian ấy, nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương và của quân chủ lực, đã nổi dậy đánh địch giành quyền làm chủ. Nhận định thời cơ đã đến, Bộ Chính trị ra chỉ thị cho toàn quân dồn lực lượng thành 5 quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn”.
Năm 1997, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước về Hà Nội công tác và trở thành Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X. Trong suốt mấy chục năm miệt mài làm việc, vì dân vì nước, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước luôn ghi nhớ câu chuyện xúc động gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời khắc lịch sử ấy.
- Tướng thước bày tỏ: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hình ảnh đại diện của quân đội nhân dân Việt Nam, của ý chí cách mạng Việt Nam được cả thế giới ngưỡng mộ. Ông là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ đời đời ghi nhớ, học tập”.
- lákjfsd
- sadfdsf
- ádfads
- fszxdsd
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam