Thị trường

Tư nhân và kỳ vọng đóng góp 65% GDP

Một vài số liệu gần đây cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp khoảng 39% GDP cho quốc gia. Kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ sau hàng loạt cải cách mạnh, khu vực này phải đóng góp được 65% GDP.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI), dẫn tỷ lệ doanh nghiệp (DN) thành lập mới tăng 30% trong 2 tháng đầu năm, cho rằng vai trò của nhà nước rất quan trọng, nhưng động lực để phát triển kinh tế quốc gia chính là tư nhân.

“Chưa bao giờ vai trò của DN tư nhân được nói nhiều như thời gian gần đây, đặc biệt là một số cải cách đột phá cũng là thừa nhận tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân về mặt hình thức. Sự thay đổi về nhận thức cực kỳ quan trọng. Chưa bao giờ sự đồng thuận trong xã hội khi nói về vai trò của DN tư nhân lại trở nên mạnh mẽ như hiện nay. Sự công nhận và đánh giá của Chính phủ cũng như xã hội đối với DN tư nhân, những người làm giàu cho xã hội được đề cập đến một cách công tâm và sòng phẳng hơn. Thế nên, việc cải cách, cắt giảm các thủ tục từ bộ này bộ nọ cũng chỉ mới là bước đầu. Để kinh tế VN có nhiều hơn những con hổ đầu tàu kéo nền kinh tế đi lên, chúng ta phải đổi mới nhiều hơn nữa. Bỏ hoàn toàn sự phân biệt tư nhân và nhà nước, bỏ hoàn toàn những ưu ái chỉ có DN nhà nước có mà DN tư nhân lại không có được”, TS Lộc chia sẻ.

Ông Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Đức Duy.

Ủng hộ kinh tế tư nhân, không ít ý kiến thậm chí còn đề nghị cần có chính sách ủng hộ “lợi ích nhóm” theo nghĩa tích cực, những thành tố này sẽ là đầu tàu để kéo nền kinh tế đi lên, như cách làm của các quốc gia phát triển châu Á khác trước đây. Một chuyên gia phát triển chiến lược DN khu vực châu Á cũng đề cập trong bối cảnh VN cần những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn để xây dựng VN thành con hổ châu Á. Bên cạnh đó, đừng ngại ngần khi đề cập đến khu vực kinh tế tư nhân là các DN nhỏ và siêu nhỏ. Bên cạnh luật hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa, theo chuyên gia, cũng nên có chính sách cho từng giai đoạn hỗ trợ những nhà “tài phiệt” để nền kinh tế phát triển nhanh mạnh.

Ông Lộc cho rằng điểm yếu của DN tư nhân VN là chưa được bộc lộ hết khả năng của mình chứ không phải quy mô lớn hay nhỏ. Bởi thực tế, khi hội nhập, trước sự cân đong đo đếm của thị trường, trước sự sàng lọc từ cạnh tranh, lúc đó, những “con hổ” đích thực mới xuất đầu lộ diện, bằng chứng là tỷ lệ người giàu VN đang tăng theo chiều hướng tích cực hơn.

Thực tế, một nền kinh tế muốn lớn mạnh nhất quyết phải có những đầu tàu mạnh, trong quá khứ, chúng ta cũng hiểu rõ điều đó và trong bối cảnh đặt nền kinh tế nhà nước làm chủ đạo, chúng ta đã xây dựng nên các tập đoàn kinh tế hùng mạnh mới sánh vai cường quốc năm châu.

Nên đọc
Theo Thanh Niên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo