Tự tin sau 24 năm mắc bệnh đại tràng
Làm việc nhà nông mà không có sức khỏe thì vất vả lắm. Vậy mà 24 năm nay, tôi sống trong nỗi ám ảnh bệnh tật. Nói thật tội: miếng ăn có thể chia sẻ, hạnh phúc có thể chung hưởng nhưng riêng đau đại tràng thì thật khó tả: đau âm ỉ, kéo dài, đau đớn không ai có thể giúp đỡ để xoa dịu vì cơn đau khởi đầu phần giữa bụng, đau thắt xuống phần bụng dưới, đau dồn lên hệ thần kinh trung ương. Đau quặn bụng, muốn đi ngoài, mà ngồi nhà vệ sinh mỏi chân, vẫn không “giải quyết” được, vào nhà lại đau. Những lúc đau, công việc ngừng trệ, ai làm?
Đó là tâm sự của bà Lê Thị Xuân ở khu 10 xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính đã 24 năm.
Nỗi đau bệnh tật 24 năm ám ảnh
Những năm tháng vất vả vì đông con, cáng đáng công việc thay chồng ra mặt trận bảo vệ nền độc lập dân tộc - bà Lê Thị Xuân mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy khi nói về nỗi đau bệnh tật ám ảnh bà 24 năm. Đó là hậu quả của những lần nhịn đói hoặc ăn uống thất thường, lại lao động lam lũ.
Hơn 3 năm nay, cơn đau đại tràng ngày càng nhiều hơn, thời gian bệnh cũng kéo dài hơn, đi ngoài lần thì táo, lúc thì lỏng như tháo dạ. Đau đến vã mồ hôi ra. Con cháu bà lại thay phiên nhau bỏ công, nghỉ việc chăm sóc, nâng giấc, nhưng không ai có thể gánh hộ nỗi đau mà bà đang gánh chịu và nỗi ám ảnh mắc bệnh trọng ngày một lớn trong tâm can bà. Cơn đau đại tràng ngày càng kéo dài khiến bà khốn khổ.
Bà Xuân đã từng đi bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh kiểm tra sức khỏe, các giáo sư, bác sỹ khuyên bà không nên lo lắng thái quá về bệnh tật, rằng người Việt Nam, nhất là ở nông thôn như bà nhiều người mắc bệnh đại tràng. Người bệnh đại tràng không nên ăn những thức ăn lạ và đồ nhiều chất tanh như cá, tôm, cua, lươn… Nhưng không lo sao được khi cơn đau đại tràng ngày càng nhiều. Ăn kiêng không đủ chất, sức bà ngày càng sa sút.
Thời gian gần đây, bà đi ngoài ra máu lẫn chất nhầy nhầy như mũi, mà con cháu bà bảo đó là dịch nhầy ở ruột, bà lại càng lo: Hay mình chưa đi bệnh viện K, chưa tìm ra đúng bệnh, mình mắc bệnh “khó chữa” chắc sắp về với tổ tiên. Cuộc sống của bà: Con cái trưởng thành nhưng còn phải lo nhiều việc lắm! chưa thể “kết thúc” như thế này được, phải tìm cách thoát ra nỗi đau bệnh tật- bà tự nhủ?
Sự thoải mái, tự tin đã quay trở lại
Chính vì muốn thoát bệnh nên bà hay để ý tìm kiếm mong tìm được thuốc hay, thầy giỏi. Bà cũng chịu khó nghe đài, xem truyền hình. Một lần xem truyền hình, bà bắt gặp phóng sự về dược sĩ Lê Thị Bình- Tổng Giám đốc công ty Dược phẩm Tâm Bình lặn lội đi các vùng núi cao dể tìm dược liệu chế ra các sản phẩm trong đó có Đại tràng Tâm Bình làm từ thảo mộc thiên nhiên và đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh, bà thích lắm. Nhưng công ty không ở gần nên bà cứ ao ước: Công ty tận Hà Nội, không biết nhờ ai mua giúp đây!
Thật may mắn là vào đầu năm 2011, Công ty Dược phẩm Tâm Bình kết hợp cùng với Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam đến khám và chữa bệnh miễn phí cho 150 hộ nghèo và gia đình chính sách xã Sai Nga, Cẩm Khê, bà được con dâu là cán bộ xã mời đến trạm y tế xã khám bệnh. Bà được các bác sĩ thăm khám bệnh và được đích danh dược sỹ Lê Thị Bình tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng nên bà rất an tâm.
Sau 3 tháng sử dụng Đại tràng Tâm Bình, bà Xuân đã tìm lại sự thoải mái và tự tin về sức khỏe. Kết thúc những cơn đau đại tràng toát mồ hôi, kết thúc cảm giác ngồi nhà vệ sinh chờ hết cơn đau mới dám ra ngoài… Da bà hồng hào, cơ thể béo lên vài cân, bà lại có thể tham gia công việc đồng áng, người nhà nông như bà chơi nhiều cũng thấy “ươn” người.
Phổ Thế
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời tiết ngày mai 8/11 trên cả nước: Hà Nội chuyển rét, có nơi 19 độ, TP Hồ Chí Minh xuất hiện mưa rào
Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt
Đà Nẵng: Cấm một số loại ô tô trên Quốc lộ 1 giờ cao điểm
PC Đà Nẵng: Xử lý kịp thời các trường hợp sản lượng điện tăng bất thường
Nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2024