Tư vấn pháp luật

“Số phận” nghề đòi nợ thuê: Cấm hay quản?

Tranh cãi về việc cấm hay không, không cấm thì quản lý như thế nào dịch vụ đòi nợ thuê đã kéo từ kỳ họp Quốc hội trước tới kỳ họp này.

Điều kiện để người lao động được nhận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng / Doanh nghiệp cần làm gì để được vay vốn trả lương ngừng việc?

Lo ngại biến tướng của dịch vụ đòi nợ

Đây là một trong những nội dung có luồng ý kiến trái chiều nhiều nhất. Dịch vụ đòi nợ và biến tướng của dịch vụ này là hai vấn đề khác nhau.

Thực tế, hoạt động dịch vụ đòi nợ đang bị biến tướng và gây nhiều hệ lụy cho xã hội như: nhiều nhóm đòi nợ tạt sơn, tạt mắm tôm vào nhà người vay tiền; dàn cảnh bắt gián chết bỏ vào tô phở; nhóm côn đồ tìm đến để đòi nợ, có người có nhà mà không dám ở, đành phải tìm nhà thuê để tránh sự phiền toái.

Nhu cầu dịch vụ đòi nợ thuê

Trước khi nói câu chuyện cấm hay quản và những ý kiến trái chiều về dịch vụ đòi nợ thuê cùng tìm hiểu vì sao dịch vụ đòi nợ lại có đất sống bao lâu nay? Quan hệ nợ là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế, khi có tranh chấp hợp đồng các bên tham gia tự thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa án giải quyết.

“Số phận” nghề đòi nợ thuê: Cấm hay quản? - Ảnh 1.

Hoạt động đòi nợ thuê của đa số các công ty đòi nợ đang biến tướng.

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ ra rằng, tỷ lệ doanh nghiệp thuê dịch vụ đòi nợ đạt hiệu quả tới 90%. Trong khi tỷ lệ khởi kiện ra tòa và thu nợ qua cơ quan thi hành án hiệu quả chỉ khoảng 50%.

Trung bình mỗi tháng, Công ty đòi nợ Đại Thiên phải xử lý hơn 2.500 hồ sơ khách nợ do ngân hàng và công ty tài chính chuyển đến. Nhu cầu đòi nợ là có thật và thậm chí là rất lớn. Vì vậy, việc cấm kinh doanh không đồng nghĩa các công ty đòi nợ thuê ngừng hoạt động.

Phân tích trên cho thấy nhu cầu đòi nợ thuê là có thật và trong nhiều trường hợp, dịch vụ này đã mang lại hiệu quả. Lo ngại ở đây là biến tướng của dịch vụ này. Tại kỳ họp Quốc hội lần này, về nội dung cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra 2 phương án để Quốc hội xem xét, quyết định. Cụ thể, phương án 1 là quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ; phương án 2 không cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà quy định tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Luật Đầu tư hiện hành.

“Số phận” nghề đòi nợ thuê: Cấm hay quản? - Ảnh 2.

Một “con nợ” bị nhóm đòi nợ xịt sơn lên nhà. (Ảnh: Dân trí)

Trong phiên họp Quốc hội mới đây, các đại biểu Quốc hội đã có quan điểm trái ngược nhau, nhưng xét về mặt bản chất, có cầu ắt có cung và để cung đúng theo dòng trật tự chung, mang lại lợi ích cho xã hội thì phải có quản. Ở nhiều nước trên thế giới đều có luật thu hồi nợ với những quy định rất chặt chẽ từ thành lập đến hoạt động.

 

Quy định thu hồi nợ của một số quốc gia

Thái Lan quy định chỉ được thu hồi nợ với khách hàng cá nhân, không áp dụng với doanh nghiệp, thời gian liên hệ với khách hàng chỉ từ 8h - 20h. Chỉ cần đe dọa hoặc gây thương tích, vi phạm các quy định của luật sẽ bị phạt số tiền rất lớn hoặc bị xử lý hình sự.

Ở Hàn Quốc, để được có một tờ đăng ký kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp phải đáp ứng ít nhất 5 điều kiện, trong đó vốn phải đạt 1,5 triệu USD, hơn 50% vốn điều lệ buộc phải thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng, đặc biệt bộ máy lãnh đạo phải có nhân thân tốt, chưa từng có nợ xấu.

 

Ở Mỹ lại càng chặt chẽ hơn, luật nhấn mạnh không được khủng bố điện thoại, không được liên lạc với hàng xóm hoặc tiết lộ với bên thứ 3.

"Số phận" của nghề đòi nợ thuê sẽ được Quốc hội định đoạt vào ngày 17/6 tới. Một ngành nghề chỉ có chưa tới 200 doanh nghiệp nhưng lại tạo ra sự tranh cãi nhiều như vậy cho thấy việc cấm hay quản là câu hỏi không dễ trả lời.

Với những người làm dịch vụ này, họ mong muốn được tiếp tục làm, mong muốn mọi trắng đen rõ ràng. Với người làm quản lý, cấm thì mọi việc khép lại. Quản thì mọi việc lại tiếp tục và sẽ vất vả hơn bởi cần giám sát chặt hơn. Tuy nhiên cũng khó để khẳng định nếu cấm thì biến tướng của dịch vụ đòi nợ thuê chưa hẳn sẽ dừng lại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm