Tư vấn pháp luật

Bị mất sổ tiết kiệm, có lo mất tiền gửi?

Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu phát hiện mất sổ tiết kiệm, chủ sở hữu phải báo ngay cho ngân hàng phát hành sổ để phong tỏa tài khoản của sổ này.

Đóng BHXH không liên tục, tính thời gian đóng thế nào? / Chuyển công tác vào giữa tháng, đơn vị nào trả lương?

Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, người gửi tiết kiệm ở ngân hàng (NH) thì hoàn toàn yên tâm vì NH luôn giữ sổ tiết kiệm đó. Chỉ người chủ sở hữu của sổ tiết kiệm mang sổ này ra NH thì mới rút tiền tất toán, hoặc dùng cuốn sổ tiết kiệm đó đi cầm cố, bảo lãnh...Trường hợp ai đó được tất toán hay thực hiện giao dịch gì bằng sổ tiết kiệm thì phải có giấy ủy quyền của người chủ sở hữu sổ. Nhưng giấy ủy quyền phải được công chứng hay nói cách khác là được pháp luật thừa nhận.

Theo các chuyên gia, người gửi tiết kiệm sẽ được bảo vệ tốt nhất nếu cả hai bên (ngân hàng và khách hàng) đều tuân thủ các quy trình, qui định về gửi tiền tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn. (Ảnh minh họa: KT)
Theo các chuyên gia, người gửi tiết kiệm sẽ được bảo vệ tốt nhất nếu cả hai bên (ngân hàng và khách hàng) đều tuân thủ các quy trình, qui định về gửi tiền tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn. (Ảnh minh họa: KT)

Mất sổ tiết kiệmphải báo ngay

TS. Nguyễn Trí Hiếu lưu ý: Trong trường hợp mất sổ tiết kiệm, chủ sở hữu nó phải báo ngay cho NH phát hành sổ để phong tỏa tài khoản của sổ này. Còn nếu có một ai đó cố tình lấy cắp sổ để ra NH rút tiền, dùng sổ để cầm cố, bảo lãnh... cũng không được. Bởi muốn rút được tiền còn phải có chứng minh nhân dân và chữ ký khớp với thông tin đã đăngký khi mở sổ.

NH phát hành thấy sổ được mang đi tất toán không phải chính chủ thì phải có trách nhiệm thu giữ sổ ngay và báo cho chủ sở hữu của nó biết. Thậm chí sổ tiết kiệm của NH A được mang đi cầm cố ở NH B, của công ty tài chính nào đó thì trách nhiệm của NH B hay công ty tài chính là phải báo cho NH A - đơn vị phát hành sổ về việc này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ.

"Khách hàng phải giữ an toàn cho sổ tiết kiệm. Và ngân hàng cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi phát hiện sổ tiết kiệm bị lợi dụng. Sổ tiết kiệm là công cụ tài chính an toàn nhất", TS. Hiếu nêu rõ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để bảo vệ ngân hàng và khách hàng trước những thất thoát và thiệt hại xảy ra, các ngân hàng nên áp dụng chặt chẽ Thông tư 48, Thông tư 49 và xây dựng những qui định nội bộ bảo đảm các giao dịch liên quan đến tiền gửi phải được thực hiện trong khuôn viên của các địa điểm giao dịch chính thức của ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng cần có những chương trình đào tạo cán bộ nhân viên ngân hàng về các qui định hiện hành liên quan đến sự an toàn tiền gửi, cần có sự quan tâm tới các chương trình đào tạo về đạo đức trong kinh doanh.

 

Khi phát hiện bị mất sổ tiết kiệm, chủ sở hữu phải liên hệ và báo mất ngay cho ngân hàng được biết và kịp thời xử lý. (Ảnh minh họa: KT)
Khi phát hiện bị mất sổ tiết kiệm, chủ sở hữu phải liên hệ và báo mất ngay cho ngân hàng được biết và kịp thời xử lý. (Ảnh minh họa: KT)

Tiền gửi không mất đi nhưng vì sao bị "nằm yên" một chỗ?

Liên quan tới vụ việc ông Đặng Nghĩa Toàn và vợ là bà Tạ Thị Thu Trang gửi đơn thư khiếu nại về việc PVcomBank chưa giải tỏa sổ tiết kiệm mà ông Toàn và bà Trang gửi tại Ngân hàng,luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật ANVI cho biết, vụ việc gửi tiết kiệm 52 tỷ đồng ở Ngân hàng PVcomBank nhưng không rút ra được không phải là vụ hi hữu xảy ra trong thời gian gần đây. Điều này bắt nguồn từ hệ quả đến từ vụ án liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như từ nhiều năm trước. Sau đó, hiệu ứng này lan rộng ra một số ngân hàng ở một số tỉnh thành khác.

"Các quy định đã nêu rõ, khi thủ tục gửi tiền vào ngân hàng hoàn tất thì số tiền này do ngân hàng quản lý và phải có trách nhiệm về quản lý khoản tiền này. Nếu số tiền này bị mất hoặc chiếm đoạt thì phía ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, một số ngân hàng lại cố tình mập mờ trong việc giải quyết các vấn đề cho khách hàng. Bởi, nếu số tiền này có bị chiếm đoạt thì ngân hàng là bị hại chứ không phải người đứng tên sổ tiết kiệm là bị hại trong vụ án", luật sư Trương Thanh Đức nói.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, số tiền mà vợ chồng ông Toàn gửi vào PVcomBank không bị mất đi nhưng bị nằm yên một chỗ vì cách xử lý của ngân hàng đang muốn chối bỏ trách nhiệm hoặc lừng khừng trong việc giải quyết vì mục đích nào khác.

"Theo quy định thì số tiền này không bị mất đi, ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu. Đồng thời, khi trả phải tính đầy đủ cả số tiền gốc và tiền lãi để trả cho khách hàng. Tuy nhiên, việc lừng khừng không trả của ngân hàng khiến cho khách hàng lỡ dở công việc riêng, cuối cùng phía khách hàng luôn luôn là người chịu thiệt. Nếu ngân hàng nào cũng làm như thế sẽ rất dễ mất uy tín với khách hàng khác, không còn ai tin nữa", luật sư Đức nêu ý kiến.

 

Theo luật sư Trương Thanh Đức, ông Toàn có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án để đòi lại số tiền vì đây là tranh chấp dân sự. Đồng thời cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần phải vào cuộc để giải quyết những vấn đề tương tự như của vợ chồng ông Toàn tại ngân hàng PVcomBank.

Mất sổ tiết kiệm, có rút tiền được không?

Theo quy định của ngân hàng và thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng, người bị mất sổ tiết kiệm vẫn có thể rút tiền tiết kiệm khi đến hạn hoặc rút trước hạn theo quy định của ngân hàng và thỏa thuận của hai bên, có thể rút thể rút tiền sau khi được cấp lại sổ tiết kiệm mới hoặc rút tiền sau khi đã báo mất sổ tiết kiệm và được xác nhận, chứng thực cá nhân.

Theo quy định chung, thông thường quy trình xử lý với trường hợp mất sổ tiết kiệm có thể được xử lý như sau:

- Thông báo mất sổ tiết kiệm: Có thể phải lập Giấy báo mất sổ tiết kiệm theo mẫu quy định của ngân hàng. Chữ ký của khách hàng trên giấy báo mất sổ tiết kiệm phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền.

 

- Sau khi kiểm tra CMND/hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân tương đương, nhận diện khách hàng, kiểm tra các yếu tố trên giấy báo mất sổ tiết kiệm, nếu thấy sổ tiết kiệm báo mất chưa tất toán và không ở trong tình trạng bị phong toả, ngân hàng sẽ chấp nhận làm thủ tục cho khách hàng rút tiền hoặc cấp lại sổ tiết kiệm cho khách hàng để khách hàng rút tiền sau đó.

- Sau một khoảng thời gian kể từ ngày nhận báo mất thẻ tiết kiệm (khoảng 30 ngày), nếu không có tranh chấp, khiếu kiện gì, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm mới thay thế cho seri trên sổ đã mất và có quyền rút tiền trên sổ tiết kiệm đã báo mất.

Trường hợp sổ tiết kiệm đồng chủ sở hữu, cả 2 đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải ra làm thủ tục rút tiền hoặc 1 trong 2 người thực hiện theo uỷ quyền của đồng chủ sở hữu còn lại, trừ khi các bên đã có thoả thuận cụ thể trong bản cam kết về đồng chủ sở hữu.

- Khi rút tiền, khách hàng xuất trình giấy báo mất đã có chữ ký xác nhận của ngân hàng thay cho thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm mới đã được cấp và thực hiện các thủ tục rút tiền như bình thường theo quy định./.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm