Trích lập quỹ từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập thế nào?
Bà Nguyễn Thanh Liên làm kế toán cho đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, được giao tự chủ theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP. Đơn vị bà được giao nhiệm vụ thu phí, hàng năm được Bộ chủ quản giao nhiệm vụ, dự toán chi từ nguồn thu phí để lại.
Chính sách về hưu trước tuổi mới áp dụng từ 1/1/2021 / Lái xe tại công ty vận tải phải được huấn luyện an toàn lao động?
Bà Liên hỏi, phần chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí để lại có được trích các quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP hay không? Trường hợp không được trích quỹ, các khoản chi phúc lợi, khen thưởng cho cá nhân phục vụ trực tiếp công tác thu phí có được tính vào chi phí từ nguồn thu phí để lại hay không?
Ảnh minh họa.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 và Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
“Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng phí
2. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách Nhà nước…
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí
2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:
a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan Nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo chế độ quy định).
- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.
- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí”.
Căn cứ Điều 13 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác:
“Điều 13. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên
1. Nguồn tài chính của đơn vị
a) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
b) Nguồn ngân sách Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (gồm: Chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý);
c) Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định của pháp luật phí và lệ phí;…
… 3. Căn cứ Điều 8 Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP
“Mục 2. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên
Điều 8. Sử dụng nguồn tài chính
1. Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này để chi thường xuyên. Các nội dung chi (bao gồm chi tiền lương, trích khấu hao tài sản cố định hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, hoạt động dịch vụ khác), thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.
Theo đó, phần chi thường xuyên trang trải chi phí thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí theo các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ; không bao gồm các khoản chi phúc lợi, khen thưởng cho cá nhân phục vụ trực tiếp công tác thu phí.
Căn cứ Điều 9 Thông tư số 145/2017/TT-BTC: “Phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên, trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”.
Theo đó, hàng năm sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có) đơn vị được sử dụng để trích lập các quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 141/2016/NĐ-CP, trong đó có Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi. Việc sử dụng các Quỹ này thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 Nghị định 141/2016/NĐ-CP.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo