Có được chấm dứt hợp đồng lao động khi hết thời hạn?
“Số phận” nghề đòi nợ thuê: Cấm hay quản? / Cần minh bạch thị trường bảo hiểm xe máy
Ảnh minh họa.
Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Khoản 3, Khoản 4 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về BHXH, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Nếu sự việc đúng như bà Nguyễn Thị Thu Trang phản ánh, thì bà Trang và Công ty đã ký HĐLĐ có xác định thời hạn từ tháng 7/2018 đến hết tháng 4/2020. Vào thời điểm HĐLĐ này hết thời hạn, mặc dù bà Trang đang mang thai tháng thứ 4, nhưng Công ty có thông báo cho bà Trang nghỉ việc.
Việc Công ty thông báo cho người lao động nghỉ việc khi hợp đồng hết hạn, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động cấm người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai, nghỉ thai sản.
Căn cứ Khoản 1 Điều 136 Bộ luật lao động, thời điểm hết hạn hợp đồng lao động đã ký mà công ty không có nhu cầu tiếp tục sử dụng lao động, hai bên người lao động và người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động mới, thì người sử dụng lao động có quyền thông báo cho người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động.
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo