Tư vấn pháp luật

Cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật sẽ được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Gian lận kinh doanh xăng dầu có thể bị phạt tới 200 triệu đồng / Mất việc vì COVID-19, người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ông Đinh Xuân Lập (Tuyên Quang) là người khiếm thị, đang sở hữu cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động cũng là người khiếm thị. Ông gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay tại các ngân hàng thương mại. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh nghiệp của ông có nguy cơ phá sản.

Ông Lập hỏi, doanh nghiệp của ông có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nào không?

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:

Hiện nay, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật sẽ được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủvề chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

 

Theo đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được vay vốntối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; lãi suất vay bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định.

Do đó, đề nghị ông Lập liên hệ với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tại các tỉnh, thành phố (cơ quan quản lý chương trình) và Ngân hàng Chính sách xã hộiđể được hướng dẫn vay vốn theo quy định.​

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm