Tin tức - Sự kiện

Tượng Tướng Giáp bị sai tên: Lại lỗi in ấn

Về việc phần chú thích tượng chỉ ghi tên Đại tướng là "Võ Nguyên" thay vì Võ Nguyên Giáp và mắc nhiều lỗi chính tả khác. Người sáng lập viên Hội quán di sản, đơn vị thực hiện dự án "Danh tướng Việt Nam", thừa nhận do quá trình chuyển lý lịch đại tướng từ dạng văn bản sang đồ họa, ra phim rồi in, phông chữ bị nhảy nên xảy ra sai sót.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Tôi đã nghe phản ánh việc này rồi. Tôi cũng có một phần trách nhiệm. Cảm ơn các bạn đã có ý kiến để các bạn trong dự án kịp sửa sai. Tuy nhiên, cũng phải thông cảm, các bạn trong dự án tự bỏ tiền túi ra thực hiện. Chỉ có những sai sót về chính tả. Khi biết được sai, các bạn trong dự án đã nhanh chóng sửa chữa.

Đó là sơ suất thì Ban tổ chức sửa ngay chứ có gì mà phải ầm ĩ. Chỉ là sai sót kỹ thuật! Các bạn cũng đã nhận sai rồi, chẳng lẽ lại kiểm điểm hay kỷ luật họ".
 
Phần tóm tắt tiểu sử dưới tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam bị ghi thiếu tên, sai lỗi chính tả, viết hoa.
 
Anh Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán di sản, đơn vị thực hiện dự án "Danh tướng Việt Nam", thừa nhận thiếu sót trong việc ghi tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 
Theo anh, do quá trình chuyển lý lịch đại tướng từ dạng văn bản sang đồ họa, ra phim rồi in, phông chữ bị nhảy nên xảy ra sai sót. Thời gian thực hiện trong 3 ngày khá gấp nên khâu kiểm duyệt trước khi ra mắt chưa được cẩn trọng.
 
Ra mắt công chúng ngày 11/2, bốn tác phẩm điêu khắc về các danh tướng: Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận được sự quan tâm tích cực từ cộng đồng.
 
Tuy nhiên, phần tóm tắt tiểu sử dưới chân tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến nhiều người thắc mắc. Thay vì ghi rõ họ tên Đại tướng là "Võ Nguyên Giáp", bảng chú thích chỉ viết "Võ Nguyên" và phía dưới là "Võ Nguyễn Giáp". Phần dẫn giải Đại tướng có công lao to lớn khi làm nên những "trận thắng chấn động địa cầu" cũng sai chính tả khi viết "chấn" thành "trấn".
 
Tượng 4 vị danh tướng được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
 
Ngày khai mạc triển lãm Danh tướng Việt Nam 11/2, đơn vị thực hiện đã phát hiện lỗi này, chia sẻ với công chúng và cho sửa sai. Trong lúc sửa lỗi, Hội quán di sản quay mặt sai vào trong, dùng rào chắn ngăn khán giả đi vào.
 
"Đây là một vài sai sót nhỏ không mong muốn. Khi phát hiện, chúng tôi đã tiến hành sửa ngay. Để sản phẩm ra mắt công chúng bị sai sót, đúng là lỗi của người thực hiện. Những góp ý, ban tổ chức xin ghi nhận và rút kinh nghiệm các lần sau”, anh Tùng nói.
 
Đến ngày 18/2, các sai sót trong phần tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được chỉnh sửa.
 
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng sai sót rồi đổ lỗi do in ấn, kỹ thuật...trước đó cũng xảy ra chuyện không xây dựng các công trình nhại kiến trúc cổ điển kiểu Pháp - châu u, là do lỗi in ấn bị sai sót.
 
Trong công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ xây dựng, có lưu ý các địa phương "không xây dựng các công trình nhại kiến trúc cổ điển kiểu Pháp - châu Âu", đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân sách.
 
Tuy nhiên, trong công văn 185/BXD-VP gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí ngay buổi chiều cùng ngày, Bộ Xây dựng cho biết muốn bỏ nội dung “không xây dựng công trình nhại kiến trúc cổ điển Pháp - châu u”, vì in ấn có "sai sót".
 
Bộ xây dựng khẳng định sai sót là do in ấn
 
"Tuy nhiên, trong quá trình in ấn có sự sai sót", công văn của Bộ khẳng định. Và sau đó cho biết, "Bộ Xây dựng xin đính chính như sau: Bỏ phần nội dung "Lưu ý: Không xây dựng các công trình kiến trúc theo hướng nhại kiến trúc cổ điển Pháp - châu u".
 
Tại Hà Nội, sau khi có chỉ đạo, ngày 23/5 của Bộ Xây dựng, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đã ký công văn yêu cầu các sở Xây dựng, VHTTDL đánh giá các công trình kiến trúc truyền thống tại các địa phương, đảm bảo tính văn hoá, truyền thống và bản sắc riêng của từng vùng, miền.
 
Hiện tượng hễ cứ tác phẩm sai sót về mặt chữ nghĩa, là người ta lại đổi “lỗi kĩ thuật, đánh máy, vi tính, chế bản, in ấn...” xảy ra thường xuyên ở rất nhiều tổ chức, cơ quan từ Bộ, trường học, cho đến bệnh viện, các công ty.
Báo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo