Tin tức - Sự kiện

Ưu tiên tốc độ cải cách thể chế

Với hàng loạt động thái mạnh mẽ nhằm cải cách thể chế, bức tranh kinh tế của Việt Nam đang có những thay đổi khá rõ nét. Tuy nhiên, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng WB cho rằng, chất lượng cải cách và việc thực thi nghiêm túc mới là điều mà Việt Nam cần phải tập trung trong năm 2015.

Ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng WB

Theo ông Sandeep Mahajan, rõ ràng, Việt Nam đã thực hiện những biện pháp rất quan trọng nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN, chẳng hạn như thông qua Luật DN sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi hay việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, ban hành Nghị quyết 19, Thông tư 119… đều đã mang lại những kết  quả khả quan. Trong năm 2015 - 2016 đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam chắc chắn sẽ có những cải thiện mạnh mẽ .

 
- Mặc dù vậy, trong bản cập nhật kinh tế gần đây của WB, vẫn thấy một bức tranh tương phản giữa khu vực DN trong và ngoài nước. Điều này nói lên điều gì về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, thưa ông?
 
Vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm là phải gia tăng các tỉ trọng, giá trị gia tăng các công đoạn sản xuất trong nước để có thể tối ưu hóa những hiệu quả về đầu tư FDI vào Việt Nam, tối đa hóa tác động của các nguồn vốn FDI này
 
Ở các quốc gia phát triển, không chỉ phụ thuộc vào đầu tư FDI mà cần có khối DN tư nhân mạnh trong nước. Vấn đề không phải là chọn cái này hay cái kia mà phải cùng song song tồn tại. Để sự tham gia của các DN trong nước nhiều hơn thì vấn đề là các DNNVV sẽ tiếp cận vốn thế nào, để chuyển từ hoạt động phi chính thức sang các hoạt động chính thức. Cần làm sao để có được những quy định mang tính thân thiện với các DN tư nhân, giúp các DN này nâng cao tinh thần kinh doanh, cải thiện năng lực quản trị DN… Chẳng hạn, liên quan đến một dự án lọc dầu đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm sao thông qua đó các DN nhỏ trong nước có thể tham gia vào các công đoạn thượng nguồn và hạ nguồn. Đó sẽ là điểm khởi đầu tốt cho các DN tư nhân Việt Nam. Tôi cho rằng không phải các DN tư nhân Việt Nam thiếu tinh thần, khả năng….mà quan trọng là phải tạo ra được sân chơi phù hợp để khai thác hiệu quả.
 
- Thực tế, cơ cấu giữa DNNN và tư nhân đang có những thay đổi thông qua việc tái cơ cấu DNNN. Điều này sẽ tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho khối DN tư nhân phát triển, thưa ông?
 
Đúng là năm 2014 có nhiều tiến bộ nếu so với năm 2013, cụ thể là đã có 74 DNNN được CPH, tuy nhiên không được cao như kỳ vọng và thấp hơn so với mục tiêu của Chính phủ là 200 DN.
 
Tôi cho rằng, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình tái cơ cấu, CPH DNNN, những quy định về công bố của các DN này để tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, có điều tiết mạnh mẽ hơn các DNNN. Ngoài ra, cần có các chương trình đánh giá, rà soát hiệu quả của các DNNN, đây là chương trình lớn và kết quả phụ thuộc nhiều vào điều kiện thị trường, sự kiểm soát của Chính phủ….Cách tốt nhất là giúp họ đối mặt với cạnh tranh nhiều hơn, qua đó sẽ có áp lực để cải cách.
 
Chúng tôi cho rằng, vấn đề với Việt Nam không phải là CPH được bao nhiêu DN mà quan trọng là CPH như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu chỉ có CPH mà thiếu các hoạt động khuyến khích đi kèm  để các DN này có thể giải trình, có hệ thống báo cáo tài chính rõ ràng hơn thì sẽ không thấy được tăng trưởng hiệu quả của các DN. Như vậy vấn đề mấu chốt ở đây là chất lượng của cải cách, đó mới là điều mà Việt Nam cần phải tập trung và nhấn mạnh nhiều hơn nữa trong năm 2015.
 
- Trong bản báo cáo của WB cũng lo ngại nợ công tăng nhanh và xu hướng tăng cao vẫn đang diễn ra trong những năm tới. Điều này liệu có tác động thế nào tới nền kinh tế VN?
 
Việc đầu tư công đã giảm xuống (Từ 12% xuống 7% GDP) cho thấy Chính phủ đã rât nghiêm túc trong việc thực hiện các chính sách cắt giảm đầu tư công. Như vậy, thay vì việc bắt đầu đầu tư các dự án mới, Chính phủ đã tập trung nâng cao hiệu quả của các dự án đang thực hiện. 70% đầu tư công được thực hiện ở các tỉnh, đây là điều tốt nhưng cũng có điều không tốt, đó là có sự trùng lắp trong hoạt động đầu tư, chẳng hạn tỉnh nào cũng muốn có cơ sở hạ tầng như sân bay, đường cao tốc, đường sắt riêng…Theo tôi, cần phải hợp nhất đầu tư công ở cấp quốc gia cũng như khu vực, để xem xét xem dự án nào thực sự đáng đầu tư. Bên cạnh đó, năng lực về mặt kỹ thuật, việc thực hiện, giám sát, theo dõi đánh giá…cũng rất quan trọng.
 
- Vậy ông có dự báo gì về nền kinh tế  Việt Nam trong thời gian tới ?
 
Theo tôi, triển vọng kinh tế trung hạn vẫn chịu tác động của nhưng rủi ro về kinh tế vĩ mô. Thứ nhất, tiễn độ tương đối chậm trong việc cải cách DNNN và ngân hàng có thể gây ra những tác động bất lợi đối với tình hình tài chính vĩ mô, làm ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng và tạo ra nghĩa vụ nợ tiềm ấn lớn cho khu vực công. Thứ hai, định hướng XK mạnh mẽ của Việt Nam khiến cho nền kinh tế chịu rủi ro trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở các nước  phát triển vốn là nơi hấp hấp thụ phần lớn các mặt hàng XK của Việt Nam.
Nhìn chung triển vọng trong trung hạn của Việt Nam cho thấy tăng trưởng GDP sẽ tiếp tục ở mức khiêm tốn và tình hình ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục được củng cố…
 
- Xin cảm ơn ông!
Theo DDDN
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo