Thị trường

VAMA đề xuất dừng thu các loại phí liên quan đến ô tô

(DNHN) - Đây là đề xuất mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA) trong bối cảnh thị trường ô tô đang sụt giảm nghiêm trọng.

Công văn giử cơ quan chức năng từ hồi đầu tháng 5 nhưng vừa được gửi cho cơ quan báo chí đề xuất lên Văn phòng Quốc hội liên quan đến một số chính sách mới đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

 

VAMA cho rằng thị trường ô tô sẽ tiếp tục ảm đạm nếu Chính phủ không có một lộ trình rõ ràng cho các chính sách liên quan đến thuế/phí ô tô.

 

Họ đặc biệt lo ngại tình hình hiện tại sẽ ảnh hưởng đến Chiến lược Quy hoạch Phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam của Chính phủ.

 

Đưa ra tình hình chung về thị trường ô tô thời gian qua, VAMA cho biết, trong quý 1/2012, thị trường ô tô sụt giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp bị phá sản ngày càng tăng, và với các công ty vẫn đang hoạt động, lượng hàng tồn kho đang ở mức cao làm ảnh hưởng lớn đến khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh.

 

Ba giải pháp mà các nhà sản xuất ô tô Việt Nam đưa ra đáng chú ý nhất là: “ Chính phủ cần tuyên bố sẽ không đề xuất bất kỳ loại phí ô tô nào trong thập kỷ tới”, công văn do Chủ tịch VAMA, Laurent Charpentier ký.

 

 Điều này cũng có nghĩa,  cần hủy bỏ phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đang đề xuất và bất kỳ loại phí nào khác mà đã thông báo với các phương tiện truyền thông, tạm ngừng thực hiện phí bảo trì đường bộ để giảm bớt khó khăn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dung

 

Lệ phí trước bạ cũng được đề xuất giảm xuống một tỉ lệ hợp lý hơn tương đương với 5%, áp dụng đồng đều trên cả nước.

 

“Chúng tôi nhận thấy rằng sẽ không hợp lý nếu áp dụng mức lệ phí trước bạ khác nhau ở các vùng miền khác nhau của đất nước, nơi người sở hữu phương tiện sinh sống. Việc áp dụng mức lệ phí này sẽ tránh được việc các tỉnh thành sẽ cố gắng tăng thu thuế bằng việc thu hút đăng ký xe dựa trên mức lệ phí thấp”, VAMA lên tiếng về loại lệ phí mang tính phân biệt địa giới hành chính này.

 

Cuối cùng là kiến nghị giảm Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế thu nhập doanh nghiệp để thúc đẩy tiêu dùng như đã thực hiện năm 2009.

 

Theo VAMA, bằng cách thực hiện các giải pháp này, thị trường ô tô sẽ lấy lại được mức tăng trưởng hàng năm trung bình 5-10%, tăng thu ngân sách nhà nước, giúp Chính phủ cân đối ngân sách hiện tại.

 

Đề xuất mới về lệ phí trước bạ sẽ là mức cố định, tránh việc giảm thuế mà ngân sách không thể kham nổi vì khi kết thúc việc giảm thuế, thị trường ngay lập tức sẽ đi xuống, dẫn tới chu kỳ bất ổn mới. Các giải pháp này làm cho người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng rằng họ sẽ không bị đánh thuế trong một vài năm tới và không còn cảm thấy phương tiện cá nhân của họ bị đánh thuế cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực

 

Mặt khác, hầu hết các nhà sản xuất phụ tùng gốc hiện đang hoạt động tại Việt Nam sẽ tiếp tục hoạt động và thậm chí thuê thêm lao động vì lợi ích của toàn thể nền kinh tế



Chính phủ cần tuyên bố sẽ không đề xuất bất kỳ loại phí ô tô nào trong thập kỷ tới

Công văn do Chủ tịch VAMA, Laurent Charpentier ký

 

Ông Gaurav Gupta – Phó chủ tịch VAMA, Tổng giám đốc GM Việt Nam cho biết tại buổi gặp mặt lãnh đạo VAMA với báo chí trao đổi về tình hình bán hàng tháng 4/2012, con số dự tính nếu khôn có các đề xuất về phí thì đến năm 2020 sản lượng ô tô đạt 402.000 xe, còn nếu thu phí thì sản lượng sẽ chỉ có 179.000 xe. Điều đó có thể thấy các đề xuất thu phí có ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

 

Chúng tôi không nghĩ nhiều đến yếu tố khó khăn chung của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến thị trường ô tô mà nghĩ nhiều về đề xuất thu phí, đặc biệt là thu phí phương tiện các nhân và đó là nguyên nhân chính ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành công nghiệp ô tô”, ông Laurent Charpentier – Chủ tịch VAMA, Tổng giám đốc Ford Việt Nam chia sẻ cùng đồng nghiệp

 

Cho rằng lộ trình của Nhà nước chưa rõ ràng, rất nhiều người tiêu dùng lưỡng lự trước quyết định mua xe để nghe ngóng và chờ đợi xem Nhà nước có thu phí xe hay không

 

Ông Gaurav Gupta dẫn chứng thêm, giả sử muốn mua tủ lạnh hay máy giặt mà tôi không rõ có phải nộp phí trong thời gian tới hay không thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ không mua.

 

Ngoài việc chưa rõ ràng của Nhà nước ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, ông Laurent Charpentier cho rằng, đứng trước đề xuất thu phí và quy hoạch, các nhà đầu tư nước ngoài chưa hiểu rõ lắm về chiến lược phát triển ngành ô tô của Việt Nam.

 

Nếu muốn tăng nội địa hóa đặc biệt là thu hút các nhà cung cấp linh kiện, muốn hộ đầu tư vào Việt Nam thì phải có chính sách tốt thì họ mới đầu tư vào Việt Nam thay vì đầu tư vào các quốc gia bên cạnh.

 

Chúng tôi là nhà sản xuất ô tô, chúng tôi muốn mua ắc qui chạy ô tô có nhãn sản xuất tại Việt Nam thì đó là vấn đề đau đầu hiện nay. Thực ra, phía Nam có một công ty sản xuất ắc qui lớn có iu tín nhưng bị giới hạn về năng lực sản xuất, số lượng sản xuất của họ không thể đáp ứng được cho các nhà sản xuất ô tô trong nước.

 

“Nếu nhà nước đồng ý thì thị trường ô tô sẽ quay lại rất nhanh và thậm chí còn tăng cao hơn. Nhà nước sẽ thu được nhiều tiền thuế hơn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và có thể giải quyết được vấn đề về giao thông”, đại diện các nhà sản xuất ô tô Việt Nam nói

 

Hồng Trang

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo