Trong khuôn khổ lễ hội âm nhạc quốc tế Hozo 2023 (Hozo Music Industry Workshop 2023), tại hội thảo: “Ngành công nghiệp âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp vào tiếp thị thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu Việt” diễn ra vào ngày 22/12, các đại biểu dự hội thảo trình bày báo cáo nghiên cứu về ngành âm nhạc Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trường Đại học quốc tế RMIT Vietnam và Music Ally đóng góp vào các báo cáo này.
Vietnam Music Industry Network trình bày về bối cảnh nền công nghiệp âm nhạc và kinh doanh âm nhạc tại Việt Nam năm 2023, với đúc kết nổi bật từ những nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các định hướng phát triển mới. Những thông tin quan trọng từ các góc nhìn đa chiều sẽ giúp phát triển tiềm năng tiếp thị của âm nhạc với thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu Việt.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Hà Đức Minh - Giám đốc điều hành Lava Group trình bày báo cáo khảo sát về thị trường quảng cáo nhạc số năm 2023. Cùng với đó, 1 phiên thảo luận được chủ trì bởi ông Nguyễn Tiến Huy - Tổng Giám đốc Công ty Pencil Group và thầy Nguyễn Văn Thăng Long - giảng viên ngành truyền thông chuyên nghiệp của trường Đại học RMIT Vietnam, về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp âm nhạc gắn liền với tiếp thị thương hiệu quốc gia Việt Nam và thương hiệu Việt.
Tiếp thị âm nhạc là việc sử dụng thông điệp và quảng cáo chiến lược để kết nối thương hiệu với khách hàng của họ thông qua âm nhạc.
Một chiến lược tiếp thị âm nhạc bao gồm rất nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi các bộ phận thực hiện phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Việc sản xuất sản phẩm âm nhạc là không hề dễ dàng nhưng để sản phẩm đó tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu lại càng khó hơn. Để xác định được đúng khách hàng mục tiêu, bạn cần hiểu rõ về thị trường, về đối thủ và về chính sản phẩm của mình. Sau đó, tiến hành phân tích khách hàng để cung cấp cho họ sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu.
Một sản phẩm âm nhạc có thể kéo dài từ 3 đến 5 phút hoặc dài hơn. Còn nhạc quảng cáo sẽ có độ dài từ 15 đến 90 giây hoặc ngắn hơn. Chính vì vậy, khi thực hiện tiếp thị âm nhạc, bạn cần phải bảo đảm sản phẩm của mình có thể đáp ứng được mọi nhu cầu khách hàng bằng cách vận dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu. Với các giai điệu quen thuộc, dễ nhớ, thông điệp của thương hiệu sẽ tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu một cách dễ dàng hơn.
Bất kỳ một chiến lược truyền thông nào cũng cần được đầu tư dài hạn, và truyền thông âm nhạc cũng vậy. Các thương hiệu Việt khi xây dựng chiến lược tiếp thị âm nhạc thì phải luôn chú trọng đầu tư và duy trì hiệu quả của nó trong thời gian dài. Có như vậy, doanh nghiệp mới nhận được những kết quả xứng đáng.
Tiếp thị âm nhạc với những lợi ích trong việc tiếp cận khách hàng và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp thì nó xứng đáng trở thành xu hướng truyền thông hiệu quả nhất trong năm nay.
Theo ông Phan Anh – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ số VMAS, hội thảo Ngành công nghiệp âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp vào tiếp thị thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu Việt. Đồng thời chào đón các nghệ sỹ, các nhà sản xuất, các thương hiệu đến để thấu hiểu hơn cách làm việc cùng nhau, hướng đến những mục tiêu tốt đẹp cho Việt Nam và cho các thương hiệu Việt.
Hội thảo ngành Công nghiệp Âm nhạc Hozo 2023 là một cột mốc văn hoá nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc trong việc hình thành câu chuyện thương hiệu và làm giàu cho bức tranh văn hoá Việt Nam".