Quốc tế

Vị hoàng đế Trung Quốc hoang dâm vô độ, lấy cả mẹ kế và lập nhiều hoàng hậu

Trong lịch sử Trung Hoa, có không ít những vị hoàng đế đã bất chấp luân thường đạo lý để đổi lấy những cuộc hôn nhân “loạn luân”, “cận huyết”.

Lưu Thông (giản thể: 刘聪; phồn thể: 劉聰; bính âm: Líu Cōng) (?-318), tên tự Huyền Minh (玄明), nhất danh Tải (載), người Hung Nô, gọi theo thụy hiệu là Hán (Triệu) Chiêu Vũ Đế (漢(趙)昭武帝), là hoàng đế thứ ba của nhà Hán thời Thập Lục Quốc. Trong thời kỳ chấp chính, ông trước sau phái binh công phá Lạc Dương và Trường An, bắt giữ rồi sát hại Tấn Mẫn Đế và Tấn Hoài Đế, hủy diệt chính quyền Tây Tấn, đồng thời mở mang cương thổ. Về chính trị, ông sáng kiến thể chế chính trị Hồ, Hán phân trị. Tuy nhiên, ông cũng lạm sát, lại sủng tín bọn hoạn quan và Cận Chuẩn, thậm chí vào cuối thời gian tại vị ông còn bỏ bê triều chính, chỉ quan tâm đến tình sắc hưởng lạc. Ông còn lập ba hoàng hậu cùng một lúc.

Thời ông trị vì, cả bản thân ông và Hán Triệu thể hiện thế lực lớn mạnh, Hán Triệu từ một nước nhỏ cát cứ tại nam bộ Sơn Tây đã kiểm soát toàn bộ Sơn Tây, Thiểm Tây, đông bộ Cam Túc và một phần đáng kể Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, mặc dù vậy, phần phía đông của đế quốc nằm dưới quyền quản lý của tướng Thạch Lặc và có thể coi là chỉ thuộc Hán trên danh nghĩa. Hán Triệu sau này sẽ không bao giờ có thể đạt được sự lớn mạnh như vậy.

 

Trong chốn hậu cung tam cung lục viện có hàng ngàn giai nhân nhưng chỉ vợ chính của hoàng thượng mới được phong là hoàng hậu. Trước thời nhà Chu, vợ của thiên tử được xưng là “Phi”. Bắt đầu từ triều nhà Chu, đổi Phi thành Hậu. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, đổi thiên tử thành hoàng đế, vợ chính của hoàng đế cũng được đổi từ hậu phi thành hoàng hậu.

Lưu Thông, tự Huyền Minh là con trai thứ 4 của hoàng đế Lưu Uyên, người khai sáng nhà Hán thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc. Lưu Thông vốn thông minh, hiếu học từ nhỏ. Năm 14 tuổi đã thông kinh sử, bách gia chi học, tinh thông binh pháp của Tôn Ngô, giỏi thư pháp, thơ phú… Lưu Thông cũng là người tinh thông võ nghệ. Năm 15 tuổi, bắt đầu học đấu kiếm, cưỡi ngựa bắn tên, sức khỏe hơn người, có thể nâng được cây cung nặng 150kg. Có thể nói ông là nhân tài hiếm có đương thời. Tuy nhiên, ông cũng là một ông vua đam mê sắc dục vô độ.

Lưu Thông không phải là hậu duệ của Tây Hán, cũng chẳng phải là người thừa kế của Đông Hán, mà là một chi của một dòng dõi quý tộc Hung Nô, Tây Bắc. Đương thời, Lưu Uyên cha của Lưu Thông là một quý tộc Hung Nô. Lưu Uyên đã dấy binh khởi nghĩa tại lưu vực Phần Hà rồi tự xưng đế một vùng, đổi hiệu thành Hán quốc. Đây chính là nước Hán, một trong Ngũ triều thập lục quốc giữa thời Tây Tấn và Đông Tấn. Tuy chỉ là một nước rất nhỏ, nhưng trong thời gian tại vị, việc lập 11 hoàng hậu đã khiến Chiêu Võ Đế Lưu Thông trở thành nổi tiếng lưu truyền thiên cổ.

Ngay sau khi tức vị, Lưu Thông từng xây dựng lên một Hán quốc cường thịnh. Tây Tấn Hoài Đế Vĩnh Gia năm thứ tư, tức Hà Thụy năm thứ hai cũng là năm 310 công nguyên, Lưu Thông giết em trai mình là thái tử Lưu Hòa để đoạt vị. Năm kế tiếp, Lưu Thông phái đại tướng quân Hô Diên Án công phá Lạc Dương, bắt Tấn Hoài Đế Tư Mã Sí làm tù binh. Năm 316 công nguyên, lại phái tiếp Lưu Diệu tấn công Trường An bắt Tấn Mẫn Đế làm tù binh, Tây Tấn từ dó diệt vong.

Lưu Thông cũng là một ông hoàng hoang dâm vô độ nổi tiếng trong lịch sử. Tức vị không lâu, ông sắc phong vợ cả là Hô Diên Thị thành hoàng hậu. Nhưng ông ta nhanh chóng bỏ rơi người vợ tào khang của mình để thông dâm với Đơn hoàng hậu, vốn là ái thiếp của cha mình, tức mẹ đẻ của hoàng thái đệ Lưu Nghĩa. Trong một đêm xuân cô đơn, lạnh lẽo, dục vọng lên cao, lửa khô gặp lửa tự dưng bén cháy rừng rực. Chuyện mẹ con loạn luânđã trở thành trò cười cho thiên hạ. Đơn hoàng hậu nghe chuyện đồn đại vô cùng xấu hổ, sầu muộn phát bệnh, chưa đến 1 năm sau thì qua đời.

Không lâu sau, không chịu được cảnh hậu cung lạnh lẽo, Lưu Thông đã nạp hai người con gái Lưu Anh, Lưu Nga có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Thái Bảo Lưu Ân làm quý tần. Thậm chí thấy 4 cô cháu gái xinh đẹp, bất chấp trên dưới, tôn ti ông ta cũng đưa hết vào cung nạp thành tần phi. Ông thâu đêm suốt sáng chìm đắm với 6 nàng giai nhân. Trong một khoảng thời gian ngắn, có đến 6 cô cháu nhà họ Lưu tiến cung. Ba thế hệ cùng chung một giường, 6 người trong một dòng họ chung một chồng.

Lưu Thông suốt ngày mải mê ái tình, ngày đêm chìm đắm ở các phòng của các hoàng hậu. Việc triều chỉnh phó mặc cho con trai Lưu Xán xử lý. Kỳ lạ nhất trong chốn hậu cung của Lưu Thông có lúc có đến 7 vị hoàng hậu. Sau khi Cận Nguyệt Hoa hoàng hậu chết, em gái là Cận Nguyệt Hoa được sắc phong là Chính hoàng hậu, cung nữ Phàn thị theo hầu Cận Nguyệt Hoa vốn là thị nữ của mẹ Lưu Thông, cũng được Lưu Thông vô cùng sủng ái và sắc phong làm Thượng hoàng hậu.

Nên đọc
Theo Khoẻ và Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo