Vì sao Bush em thất bại trong cuộc đua vào nhà Trắng?
Tin tức trên báo Dân trí ông Bush em đã tuyên bố ngừng tranh cử cách đây chưa lâu: “Tôi tự hào về chiến dịch tranh cử. Chúng tôi đã chiến thắng khi đoàn kết đất nước và ủng hộ các giải pháp bảo thủ. Nhưng người dân Iowa, New Hampshire và South Carolina đã cho thấy quan điểm của họ và tôi thực sự tôn trọng quyết định đó”.
Đó là lời tuyên bố chấp nhận thất bại của ông Jeb Bush, tại South Carolina ngày 20/2, khép lại chiến dịch tranh cử, chấm dứt tham vọng làm chủ Nhà Trắng lần thứ 3 của gia đình Bush.
Ông Jeb Bush, 62 tuổi, là em trai cựu Tổng thống George W. Bush (Bush con) và con trai của cựu tổng thống George H. W. Bush. Sau thất bại lớn ở Iowa và New Hampshire, chiến dịch tranh cử của Jeb được kỳ vọng sẽ đạt kết quả tốt tại South Carolina, bang có đông cử tri truyền thống của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, ông chỉ giành được số phiếu ít ỏi (8%), tụt lại quá xa so với đối thủ là Donald Trump (33,2%).
Khi bắt đầu chiến dịch tranh cử đầy hứng khởi, ông Jeb đã có những kế hoạch chi tiết mà nhóm của ông tự hào gọi là “The Playbook”. Theo đó, số tiền lớn đã được chi cho quảng cáo trên truyền hình (81 triệu USD), trong đó 36 triệu USD dành cho vận động ở bang New Hampshire, 15 triệu USD ở Iowa và 12,8 triệu USD ở bang South Carolina...
“The Playbook” là sản phẩm được Sally Bradshaw, Mike Murphy và một số người thân tín với Jeb ấp ủ trong hàng chục cuộc họp diễn ra ở nửa đầu năm 2015 và họ đã quyên góp được hơn 150 triệu USD vào cuối năm. Số tiền này nhiều hơn bất cử đối thủ nào khác của đảng Cộng hòa.
Giai đoạn cuối của chiến dịch tranh cử cả Jeb và Trump đều tấn công trực diện, và cả hai bên đều nói nhau là “kẻ thua cuộc”. Tuy nhiên, đối thủ của Jeb là tỷ phú Trump đã tấn công vào yếu huyệt của gia đình Bush, đặc biệt là di sản buồn từ các cuộc chiến tranh tại Iraq, Afghanistan do chính anh trai của ông là George W. Bush phát động.
Các cử tri từ bang Iowa tới South Carolina đều cho rằng, họ không thể đồng tình với ý tưởng về sự hiện diện của một “Bush thứ 3” tại Nhà Trắng trong 30 năm. Luật sư Kathy Randall tới từ Summerville, bang South Carolina, nói: “Rất nhiều bạn bè của tôi không muốn thấy thêm một ông Bush khác” nữa.
Vì thế, ông Trump luôn ở vị trí dẫn đầu trong số các ứng viên đảng Cộng hòa, ở cả bang South Carolina và trên khắp nước Mỹ. Với việc giành chiến thắng 2 trong 3 cuộc đua, gồm bầu cử sơ bộ ở New Hampshire và South Carolina, tỷ phú New York đang tạo khoảng cách lớn so với các đối thủ khiến ông Jeb tuyên bố thoái lui là có cơ sở.
Trong khi đó, ngày 20/2, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng giành chiến thắng trước đối thủ Bernie Sanders trong cuộc họp kín của đảng dân chủ tại bang Nevada với 52,1% ủng hộ, vượt trên ông Sanders (47,8%) phiếu bầu.
Chiến thắng nội bộ tuy sát sao nhưng quan trọng này có thể gia tăng cơ hội giúp bà Clinton trở thành đại diện của đảng Dân chủ trong cuộc đua giành chiếc ghế Nhà Trắng. Nó trực tiếp tạo đà cho bà trước cuộc bầu cử sơ bộ ở bang South Carolina vào Ngày Siêu thứ ba - 1/3 tới.
Giới phân tích cho rằng, bỏ phiếu cho ông Trump có thể không đồng nghĩa là sự tán thành với chính sách cực đoan và cách nói năng thô lỗ của ông ấy, mà chỉ là phản ánh tâm trạng muốn thay đổi, người dân Mỹ đã quá chán ngán với những cuộc cãi vã của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa để rồi những gì họ làm vẫn là phục vụ không phải đa số người dân mà là các đại gia tài chính ở phố Wall.
Điều đáng nói là cho tới khi dừng cuộc đua, “Bush em” đã “đốt” một số tiền khổng lồ mà không giành chiến thắng tại bất kỳ một bang nào. (Tính đến nay, các bang đã tổ chức bầu cử sơ bộ là Iowa, New Hampshire, Nevada). Giới phân tích cho rằng, chiến dịch của Jeb Bush có thể được xem là một trong những chiến dịch tốn kém nhất và ít thành công nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ. Báo Giao thông thông tin.
Theo thống kê, Jeb Bush và nhóm vận động đã chi 84 triệu USD cho quảng cáo, 94.000 USD trong các câu lạc bộ, 15.800 USD cho những người phục vụ, 8,3 triệu USD cho nhân sự hỗ trợ, 88.387 USD để xây dựng thương hiệu, 48.544 USD cho các sòng bạc, 10 triệu USD cho thuê chuyên gia tư vấn. Thậm chí, chỉ tính riêng tiền bánh pizza phục vụ cho các nhân viên cũng lên tới 4.837 USD, theo New York Times.
Hiện tại, hai ứng viên đang tạm dẫn đầu hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ lần lượt là tỷ phú Donald Trump và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Đại hội toàn quốc của hai đảng diễn ra vào tháng 7 năm nay. Ứng viên chiến thắng của mỗi đảng sẽ chọn một “cấp phó” cùng ra tranh cử với mình tháng 11.
End of content
Không có tin nào tiếp theo