Vì sao Chủ tịch Fed nhắc VN về ngân hàng trung ương?
Chủ tịch Yellen cho rằng trong tương lai Việt Nam nên có một ngân hàng trung ương độc lập để thực hiện chính sách tiền tệ.
TTXVN đưa tin, ngày 11/3, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có cuộc tiếp xúc làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), bà Janet Yellen.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Yellen cho rằng trong tương lai Việt Nam nên có một ngân hàng trung ương độc lập để thực hiện chính sách tiền tệ.
Theo bà, việc có một ngân hàng như Fed ở Mỹ, Việt Nam sẽ có thuận lợi hơn trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tạo niềm tin của cộng đồng.
Chủ tịch Yellen cho biết Fed là một cơ quan độc lập với chính phủ có chức năng điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia, giám sát và điều tiết các tổ chức ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức lưu ký, chính phủ Mỹ và các tổ chức nước ngoài.
Từng trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng nhận định, nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân hàng trung ương là điều tiết lưu lượng tiền cho nền kinh tế, tuy nhiên Ngân hàng trung ương ở nước ta lại chưa làm được điều này.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành phân tích, quyền hạn lớn nhất của Ngân hàng trung ương là được in, phát hành tiền và được định đoạt lãi suất thị trường thông qua xác lập lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đều sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để điều hành lãi suất thị trường.
Đơn cử, trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi hệ thống ngân hàng đóng băng, Ngân hàng trung ương Nhật Bản muốn cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 1-2%/năm, vì vậy đã áp dụng lãi suất tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại là 0,1% đến 0,5%/năm.
Các Ngân hàng thương mại không cần huy động vốn trong dân mà có thể đến Ngân hàng nhà nước vay tái cấp vốn là có tiền cho doanh nghiệp vay. Còn người dân có tiền nhàn rỗi cũng chỉ được hưởng lãi suất tiết kiệm không quá 0,5%/năm.
Hay như tại Mỹ, để doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 1% đến 2%, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0,0%-0,1%. Người dân gửi tiết kiệm cũng chỉ được hưởng lãi suất 0,3-0,5%/năm tùy theo thời hạn gửi tiền.
Dĩ nhiên, không phải lĩnh vực nào cũng được tái chiết khấu, nói cách khác, chỉ những lĩnh vực cho vay sản xuất - kinh doanh mới được tái chiết khấu, tái cấp vốn. Còn những lĩnh vực khác, ví dụ như vay tiêu dùng qua thẻ sẽ không được tái cấp vốn, người vay vẫn phải chịu lãi suất trên 10%/năm.
Với công cụ lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, bằng nguồn tiền vô hạn của mình, Ngân hàng trung ương hoàn toàn có thể xác lập được mức lãi suất cho vay trên thị trường. Đáng tiếc, ở Việt Nam, Ngân hàng trung ương chưa làm như vậy, dù Luật Ngân hàng nhà nước 2010 cho phép Ngân hàng nhà nước có quyền cho các Ngân hàng thương mại vay tái cấp vốn, tái chiết khấu… và định đoạt các loại lãi suất.
Hiện các Ngân hàng thương mại chủ yếu cho vay từ nguồn tiền huy động trong dân chứ không phải từ nguồn tiền chiết khấu hay tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Cột tin quảng cáo