Vì sao chưa thể nới room?
Nhìn từ bản góp ý và kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật đầu tư của nhóm công tác thị trường vốn tại VBF giữa kỳ 2014 có thể thấy, kỳ vọng về việc nới room nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết lên quá 49% như hiện nay là một mục tiêu khó đạt được trong ngắn hạn.
Theo nhóm công tác, nếu định nghĩa “Nhà đầu tư nước ngoài” trong dự thảo được áp dụng cho công ty đại chúng niêm yết thuộc diện được Chính phủ cho phép tăng sở hữu nước ngoài lên quá 51% thì sẽ dẫn đến một số hệ quả như sau:
(a) một công ty đại chúng niêm yết, ví dụ như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), hôm nay có thể là công ty trong nước (tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhỏ hơn 51%), nhưng ngày mai có thể là “Nhà đầu tư nước ngoài” nếu nhà đầu tư ngoại mua quá 51%; và ngược lại.
(b) khi Vinamilk trở thành nhà đầu tư nước ngoài, tất cả các công con mà Vinamilk sở hữu trên 51% cũng sẽ là “Nhà đầu tư nước ngoài”. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số quyền của Vinamilk và các công ty con, đặc biệt là quyền sử dụng đất;
Cũng theo dự thảo, quy định rằng “nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản vốn và tài sản hợp pháp”. Nhóm công tác băn khoăn:
(a) Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng cho phép một công ty niêm yết trong nước, ví dụ như Vinamilk, sau khi trở thành nhà đầu tư nước ngoài như đề cập trên đây, được chuyển ra nước ngoài các khoản vốn và tài sản hợp pháp khác của họ theo quy định này mà không cần xin bất kỳ một giấy phép gì hay không?
(b) nếu đúng vậy, Vinamilk có cần xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài để chuyển vốn và tài sản này ra nước ngoài không?
Thông tin về việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài đã xuất hiện trên báo chí trong hơn 1 năm qua. Nhưng đến nay, quyết định cuối cùng vẫn chưa được ban hành.
Với những đề cập lần này của nhóm công tác thị trường vốn, có thể hiểu rằng, việc nới room cho khối ngoại sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp niêm yết dựa trên việc định nghĩa khái niệm về “Nhà đầu tư nước ngoài”.
Báo cáo của nhóm công tác thị trường vốn bao gồm các thành viên từ công ty quản lý quỹ Dragon Capital, VinaCapital…các công ty chứng khoán như SSI, BVSC luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư vì đề cập đến các vấn đề liên quan trực tiếp đến thị trường chứng khoán.
Tại VBF giữa kỳ 2014, nhóm thị trường vốn còn đưa ra các khuyến nghị khác về việc bán bớt phần vốn nhà nước tại các công ty trong lĩnh vực không nhạy cảm và đấy mạnh cổ phần hóa, hỗ trợ thông tin cho nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, bên cạnh hàng loạt các kiến nghị sửa đổi dự thảo Luật đầu tư.
Theo Bizlive
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo