Vì sao dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội đội vốn, chậm tiến độ?
Chiều 9.9, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông (BQL DA) cho biết mặc dù chậm tiến độ so với dự kiến ban đầu 2 năm nhưng toàn bộ các nhà ga vào quý III/2015; hoàn thành xây lắp Depot vào đầu quý III/2015 và vận hành khai thác cuối năm 2015.
Đội vốn do nhiều nguyên nhân
Theo quyền GĐ BQL DA Nguyễn Mạnh Hùng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đầu tư từ nguồn vốn vay của chính phủ Trung Quốc và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với tổng mức đầu tư gần 8.770 tỉ đồng ( 552,86 triệu USD).
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất của tuyến đường sắt này là chi phí đã tăng thêm 339,06 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu trên chiều dài 13,05 km đường sắt, ông Hùng cho hay dự án tăng vốn do nhiều nguyên nhân. Cụ thể: Xây dựng nhà ga từ 2 tầng lên 3 tầng; bổ sung hạng mục depot; mở rộng đường tránh Quốc lộ 6, thay đổi vỏ tàu sang inox để không phải sơn, đào tạo chuyển giao công nghệ,thay đổi phương án lao lắp dầm, dự án triển khai chậm chi phí mặt bằng tăng, trượt giá giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD…
“Chi phí thực hiện dự án đã được tính toán kỹ đến khi hoàn thành và sẽ không thể tăng thêm nữa”, quyền Tổng GĐ Ban QLDA cam kết.
Về chi phí đội vốn, ông Hùng cũng cho biết thêm hiện tổng thầu đã trình kết quả lựa chọn nhà thầu chế tạo đoàn tàu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu chế tạo đoàn tàu. Tuy nhiên, giá thành chế tạo đoàn tàu cao hơn 30% so với giá trong hợp đồng xây lắp EPC. Vì thế, BQL DA đang yêu cầu công ty tư vấn giám sát Trung Quốc xem xét hồ sơ do tổng thầu nộp để báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu lên BQL DA và Bộ GTVT.
Cử 600 lao động đi học Trung Quốc
Cũng theo quyền Tổng GĐ BQL DA, thời gian thực hiện ban đầu của dự án được dự kiến sẽ hoàn vào cuối năm 2013 tuy nhiên trong phát sinh những khó khăn, đặc biệt là việc đội tổng mức đầu tư cũng như những khó khăn trong giải phóng mặt bằng, các đơn vị chức năng đã chốt hạn chót là cuối năm 2015 sẽ đưa tuyến đường sắt đầu tiên ở Hà Nội vào khai thác.
Ông Hùng nói tiến độ của thể của dự án dự kiến toàn bộ các nhà ga vào quý III/2015; hoàn thành xây lắp Depot vào đầu quý III/2015 và vận hành khai thác cuối năm 2015...
Để phục vụ cho việc vận hành khai thác vào cuối 2015, quyền Tổng GĐ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tổng số lao động để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 600 người và số lao động này sẽ được đi Trung Quốc để học nghiệp vụ. Chi phí đào tạo cho 600 lao động này lên tới 5 triệu USD.
Trước mắt trong tháng 9 này, BQL DA bắt đầu đưa 37 lái tàu sang Trung Quốc đào tạo, thời gian đào tạo nhiều nhất 315 ngày.“Toàn bộ kinh phí đào tạo đều nằm trong kinh phí dự án và đã tính toán đầy đủ”, ông Hùng cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết