Vì sao Nhật Bản liên tiếp hứng chịu thảm hoạ động đất?
Tin tức trên báo Tuổi trẻ, hai ngày hứng hai trận động đất mạnh. Lực lượng cứu hộ của Nhật Bản đã được lệnh chạy đua với thời gian để cứu mạng người vì còn rất nhiều người đang kẹt dưới các tòa nhà đổ sập.
Người dân đảo Kyushu, miền nam Nhật Bản chưa hết choáng váng sau trận động đất mạnh 6,4 độ Richter ngày 15/4 thì sáng hôm sau lại tiếp tục hứng chịu trận động đất mạnh 7,3 độ Richter làm rung chuyển cả khu vực.
Những con số không mong chờ cứ tiếp tục tăng. Tính đến tối 16/4, đã có ít nhất 32 người chết, hơn 900 người bị thương với nhiều trường hợp bị thương nặng và nhiều người còn mắc kẹt dưới các tòa nhà bị sập.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết gần 80 người bị kẹt hoặc đã bị chôn vùi dưới các đống đổ nát. Theo ông Suga, Chính phủ Nhật sẽ điều thêm 20.000 binh sĩ, lính cứu hỏa, cảnh sát cũng như nhân viên y tế đến giúp dân trong ngày hôm nay 17/4.
Nguyên nhân Nhật Bản thường xuyên động đất là do nước nàynằm trong vùng Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là một khu vực có hình dạng giống như vành móng ngựa và thường xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa . Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này. Báo VTC News thông tin.
Tại Vành đai lửa Thái Bình Dương, sự chuyển động và va chạm của Mảng Thái Bình Dương và Mảng Philippines, những mảng kiến tạo nằm dưới đáy Thái Bình Dương là nguyên nhân chính dẫn đến những trận động đất.
Nhà địa vật lý Douglas Given thuộc Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ở Pasadena, California cho biết: “Bề mặt Trái Đất được chia ra thành nhiểu mảng kiến tạo và tất cả chúng đều di chuyển.
Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển và va chạm vào nhau , ở ranh giới giữa chúng sẽ tạo đã tạo ra các dãy núi hoặc núi lửa, cũng như tạo ra các trận động đất và các hiện tượng địa chất khác”. Theo nhà địa vật lý Paul Caruso thuộc USGS, những trận động đất xảy ra gần đây hầu hết là do sự va chạm giữa Mảng Philippines và Mảng Á-Âu.
Sau khi trận động đất với cường độ 7,3 độ Richter tại thành phố Kumamoto, miền nam Nhật Bản, giới chức Nhật Bản nhanh chóng đưa ra cảnh báo sóng thần nhưng lại dỡ bỏ khoảng 50 phút sau đó.
Ông Caruso chia sẻ: “Động đất xảy ra thường xuyên ở đảo Fiji, đảo quốc tại châu Đại Dương, thuộc phía nam Thái Bình Dương, nhưng chúng xảy ra ở tận 640 km dưới mặt đất nên những trận động đất này sẽ không có khả năng tạo ra sóng thần”.
Những trận động đất hiện nay thường là động đất cạn, khoảng 10 km dưới đất nhưng tâm chấn lại năm trong đất liền, do đó chúng cũng không có khả năng gây ra sóng thần. Theo Caruso, người dân Nhật Bản cần phải chuẩn bị tinh thần rằng các dư chấn vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trong những ngày tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo