Vì sao thế giới cần tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ?
Ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức lần đầu tiên tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ vào ngày 19/3/1911. Hơn một triệu người bao gồm cả nam giới đã tham dự các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho phụ nữ trong công việc, quyền bầu cử, quyền được đào tạo, nắm giữ chức vụ công và xóa bỏ nạn phân biệt giới tính.
Trong phiên thảo luận tiếp theo năm 1913, ngày 8/3 được chọn là Ngày Quốc tế Phụ nữ và được duy trì cho tới ngày nay.
Đây chính là dịp để tích hợp những tiếng nói và tăng cường các hành động liên kết nhằm đấu tranh cho quyền phụ nữ trên thế giới.
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên tự do và hòa bình, nhưng quyền con người của phụ nữ vẫn chưa được đảm bảo thậm chí ở những quốc gia phát triển.
Trên toàn thế giới, 97% các nước báo cáo có các chương trình và chính sách để giải quyết bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, hầu hết các nước này đều thiếu ý chí chính trị thực sự, bởi vậy, phụ nữ vẫn chưa có được "sân chơi bình đẳng" với nam giới về giáo dục, kinh tế và địa vị xã hội.
Theo báo cáo của Cục điều tra Dân số Mỹ năm 2012, phụ nữ chỉ kiếm được 0,77 USD cho cùng công việc mà nam giới kiếm được 1 USD. Khoảng cách thu nhập lớn nhất là ở các nước châu Á, đặc biệt là các phụ nữ da trắng. Theo báo cáo, tỷ lệ thu nhập giữa nữ giới-nam giới là 73% ở các nước châu Á, 81% đối với người da trắng, 90% đối với người da màu và 88% đối với người Tây Ban Nha hoặc Latinh.
Ở hầu hết mọi ngành nghề, phụ nữ đều được trả thấp hơn nam giới. Trong ngành quản lý, mức lương phụ nữ được trả chỉ bằng 72% mức lương của nam giới; đối với ngành giải trí, thể thao, thiết kế và nghệ thuật con số này là 84%; đối với lĩnh vực y tế là 79%; đối với ngành dịch vụ là 80%.
Một báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ năm 2013 cho thấy phụ nữ trên thế giới hiện nay vẫn gặp phải những thách thức trong việc cân bằng trong công việc, cuộc sống và trách nhiệm gia đình. Tính trung bình một ngày, 82% phụ nữ phải giành thời gian làm việc nhà, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 65%.
Bởi vậy, những câu hỏi như “Làm thể nào để tăng số lượng nữ giới trong các vị trí lãnh đạo?” hay “Vì sao phụ nữ không có ngang quyền tiếp cận việc làm và tham gia vào các quyết định quan trọng như nam giới?” vẫn đang là những vấn đề tồn đọng trong xã hội hiện nay.
Qua hơn 100 năm tổ chức, Ngày Quốc tế Phụ nữ chính là mồi lửa, là động lực để phụ nữ và những người đấu tranh vì quyền của phụ nữ lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ của mọi người và thúc giục các chính phủ bảo đảm tốt hơn các quyền lợi cho phụ nữ.
Khi những bất công và bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại, thì Ngày Quốc tế Phụ nữ vẫn là một ngày lễ quan trọng và đầy ý nghĩa nhân sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'