Vì sao tiếng Việt được sử dụng nhiều nhất ở miền Tây Australia?
Swan nổi tiếng là thành phố định cư của nhiều dân tộc ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Cùng với sự phát triển hội nhập của kinh tế - xã hội, sự bảo tồn nét văn hóa, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết các cộng đồng dân cư tại đây.
Cách đây 10 năm, tiếng Italia là ngôn ngữ phổ biến nhất trong số các ngôn ngữ được sử dụng ở Swan. Tiếng Việt mới xuất hiện trong cộng đồng người định cư gốc Việt, chỉ đứng vị trí thứ 2 với khoảng 1.900 người sử dụng. Tuy nhiên, giáo sư Loretta Baldassar, ngành nhân chủng học và xã hội học trường đại học Tây Australia (UWA), cho biết cấu trúc các nhóm dân cư này đang thay đổi dẫn đến biến chuyển lớn trong hệ thống ngôn ngữ tại thành phố này.
Cụ thể, số người gốc Việt đang gia tăng mạnh mẽ từ 1970 đến nay khoảng hơn 600 người, khiến lượng người sử dụng tiếng Việt lên tới con số 2.870, với cơ cấu dân số trẻ và đông đúc.
Cũng theo bà Loretta Baldassar: “Lượng người gốc Italia đang già đi và qua đời dần. Hơn một nửa dân cư gốc Italy trên 60 tuổi". Điều này giải thích tại sao hiện nay, ngoài ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Việt đang trở nên thông dụng nhất Swan trong khi tiếng Italia rớt xuống thứ hạng 4.
Nói về kết quả nghiên cứu này, thị trưởng Swan, ông David Lucas, cho hay, Swan luôn tự hào về sự đa dạng văn hóa vẫn đang ngày càng phát triển. Bởi trong chính sách phát triển của thành phố này, việc công nhận và coi trọng các nền văn hóa đa dạng và khác nhau rất quan trọng bởi chúng làm phong phú thêm văn hóa của thành phố, thông qua việc giới thiệu các truyền thống, âm nhạc, ẩm thực, sở thích và tín ngưỡng mới, làm tăng cường sự đổi mới và thịnh vượng nói chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đợt không khí lạnh mạnh nhất: Miền Bắc nhiều nơi dưới 1 độ C, Hà Nội lạnh nhất từ đầu mùa đông
Xây dựng thương hiệu công nghiệp TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Đưa sản phẩm chủ lực vào chuỗi cung ứng
Công ty bảo hiểm lần thứ 9 xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành
Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
Hiệu quả từ chiến lược phát triển bền vững