Vì sao tỷ giá biến động mạnh?
“Sóng” ngắn hay dài?
Ngày 6/6, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố vẫn tiếp tục cố định ở mốc 20.828 VND/USD, giữ nguyên ngày giao dịch thứ 130 liên tiếp thì tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đang biến động mạnh, thậm chí có mức tăng hiếm thấy kể từ đầu năm đến nay.
Tại Vietcombank, giá USD đã lên ngưỡng cao nhất 21. 036 VND/USD. Mốc giá vượt này thực ra đã được điều chỉnh vào trưa hôm trước nhưng tại các ngân hàng như Eximbank, Techcombank.
Giới dân buôn ngoại tệ lâu năm cho hay, mấy ngày nay họ đang bám sát tỷ giá ngân hàng công bố, giá trên thị trường tự do cũng liên tục tăng. Nếu như sáng 5-6, mức giá bán ra vẫn còn kém vài đồng mới tới 21.000 VND/USD thì vào cuối giờ chiều 6/6, giá USD tự do bán ra đã ở mức 20.070 VND/USD.
Cánh buôn lâu năm cũng nói, hiện nguồn “cung” USD vẫn đang khá ổn định, nhưng có thể giá sẽ tăng tiếp do ăn theo giá ngân hàng cũng “cầu” mua đã bắt đầu lên.
Đợt biến động tỷ giá VND/USD này đến từ đâu “sóng” ngắn hay dài nhỏ? Cán bộ phụ trách nguồn vốn Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chỉ ra động thái tăng này đang phản ánh thời điểm doanh nghiệp cầm ngoại tệ với lượng lớn để thanh toán. Nhưng đây là tín hiệu tốt bởi thị trường đã có một thời gian dài ổn định. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu có những hoạt động mạnh trở lại.
Liệu có xảy ra một đợt điều chỉnh tỷ giá mới hay không khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình từ đầu năm từng tuyên bố tỷ giá năm nay sẽ biến động từ 2-3% và chưa có lần điều chỉnh nào?
Một cán bộ ngành ngân hàng chia sẻ: Bất cứ một động thái lên xuống nào của thị trường cũng được Ngân hàng Nhà nước cập nhật thông tin và cho phân tích xử lý ngay. Có những khi để tạo sóng, giới kinh doanh tiền tệ không ngần ngại “quăng” thử một vài lệnh mua tiền triệu để “rung, lắc” thị trường. Trong điều kiện cung - cầu đang rất ổn như hiện nay không có vấn đề gì đáng ngại
Không có căn cứ về việc điều chỉnh tỷ giá
Một chuyên gia phân tích: Những lý do lớn nhất dẫn đến sự “rung lắc” của thị trường mấy ngày qua đến từ mấy lẽ: Do khủng hoảng tài chính quốc tế nên một số nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam đang rút vốn, chuyển hoá sang ngoại tệ.
“Lẽ đương nhiên họ phải mua qua các ngân hàng, điều này sẽ tạo áp lực một nguồn cung không nhỏ. Thêm vào đó, có dấu hiệu xuất hiện nhu cầu mua vào lớn của một loại đối tượng khác là khách hàng VIP. Họ có thể mua tới cả chục triệu USD... Tất cả những điều này tạo nên một “đợt sóng”.
Trao đổi với Tiền Phong, TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia khẳng định: Sẽ không có chuyện gì đáng kể trong nội tại thị trường.
“Biến động có thể đến từ lý do khách quan. Nếu cần theo dõi nên quan sát thêm động thái mua bán trên thị trường chứng khoán, bởi có thể nhà đầu tư nước ngoài bán ròng chuyển hoá vốn từ VND sang ngoại tệ. Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ và phải can thiệp kịp thời, ví như tăng lượng bán ngoại tệ cho các ngân hàng ngay nếu họ có nhu cầu” - TS Ngân lưu ý.
Về “đồn đoán” điều chỉnh về tỷ giá, ông khẳng định: “Hoàn toàn không có căn cứ, NHNN đang kiểm soát rất tốt cung- cầu”. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng hơn 30% trong năm tháng qua.
Theo TP
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?