Việt Nam cần đột phá chất lượng nguồn nhân lực
Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, ông Hans –Juergen Beerfeltz, Quốc vụ khanh, Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cùng đại diện các quốc gia có quan hệ hợp tác về dạy nghề trong khuôn khổ hợp tác ASEAN…
Tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh, việc Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng trong mọi lĩnh vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống dạy nghề Việt Nam tiếp cận, hợp tác về công nghệ mới, mô hình dạy nghề hiện đại.
Tuy nhiên vấn đề dạy nghề ở Việt Nam hiện còn nhiều thách thức. Mặc dù dân số và lực lượng lao động đông và trẻ, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Chất lượng lao động của Việt Nam còn hạn chế, dẫn đến năng suất thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Do đó, để tạo sự đột phá về chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam cần sự hợp tác và hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là Đức và các nước ASEAN, tập trung vào các nội dung như: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dạy nghề, nâng cao năng lực hoạch định và xây dựng chính sách dạy nghề cho Việt Nam trong đó có việc trao đổi, hỗ trợ để hoàn thiện Luật dạy nghề và các văn bản pháp luật liên quan.
Phát biểu tai hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, “để hội nhập, nguồn nhân lực Việt Nam cần phải đạt các chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng được các tiêu chuẩn lao động của thị trường lao động khu vực và thế giới. Vì vậy đào tạo nghề ở Việt Nam, một mặt phải tự đổi mới, đổi mới từ cơ chế quản lý đến toàn bộ quá trình đào tạo.
Mặt khác cần tiếp thu, áp dụng những trí thức khoa học và công nghệ của thế giới, tiếp thu những ưu điểm của các mô hình dạy nghề hiện đại của các nước để phát triển dạy nghề trong nước, tạo ra đột phá về chất lượng dạy nghề”. “Để thực hiện được mục tiêu này, song song với việc huy động các nguồn lực trong nước, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là với Cộng hòa liên bang Đức – quốc gia có nhiều kinh nghiệm và đạt được nhiều thành công trong đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho doanh nghiệp”.
Đại diện phía Cộng hòa Liên bang Đức, ông Hans Juergen Beerfeltz, Quốc vụ khanh, Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức Việt Nam cho biết, việc thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao là một trong những rào cản trong quá trình phát triển của các quốc gia. Do đó, đào tạo nghề cần chú trọng đến việc phát triển kỹ năng công việc, thúc đẩy năng suất lao động để tạo ra các cơ hội mới, các bước phát triển trong tương lai. Đồng thời giúp cho các hoạt động sáng tạo có kết quả bền vững và hội nhập tốt hơn với các nước trên thế giới và khu vực.
Khẳng định hợp tác về dạy nghề trong Hợp tác phát triển Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức là quan hệ hợp tác truyền thống và là lĩnh vực được ưu tiên từ nhiều năm nay. Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã và đang có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo nghề, ông Hans Juergen Beerfeltz, cho biết, Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam lần này sẽ giúp Việt Nam có thêm cơ hội thu hút hỗ trợ và hợp tác trong khu vực, quốc tế nói chung và của Cộng hòa Liên bang Đức nói riêng cho việc đổi mới, phát triển dạy nghề của Việt Nam trong thời gian tới.
Như Trâm
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam