Việt Nam chủ yếu mua phân bón, thuốc trừ sâu từ Trung Quốc
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 8/2016 đạt 345 nghìn tấn với giá trị 82 triệu USD, đưa khối lượng phân bón nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2016 đạt 2,69 triệu tấn với giá trị đạt 739 triệu USD, giảm 6,5% về khối lượng và giảm 19,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 333 nghìn tấn với giá trị đạt 79 triệu USD, tăng 41,4% về khối lượng và 9,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; phân SA ước đạt 735 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 89 triệu USD, tăng 2,8% về khối lượng nhưng lại giảm 12,3% về giá trị so với năm 2015.
Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc với 42,1% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này. Nhập khẩu phân bón từ thị trường này tuy giảm 12,3% về khối lượng và giảm 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015 nhưng vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Các thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Israel (tăng 4,8 lần về khối lượng và tăng 3,6 lần về giá trị), tiếp theo là thị trường Malaysia (tăng 4,4 lần về khối lượng và tăng 2,9 lần về giá trị), Indonesia (tăng 82% về khối lượng và tăng 32% về giá trị) và thị trường Canada tăng nhẹ về khối lượng nhưng giá trị lại giảm.
Ngoài 4 thị trường trên thì các thị trường còn lại đều giảm cả về khối lượng và giá trị. Trong đó, thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là Nhật Bản và Nga, cả 2 thị trường trên đều có mức giảm trên 30% về khối lượng và trên 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Về mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu, ước giá trị nhập khẩu trong tháng 8/2016 đạt 54 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu mặt hàng này 8 tháng đầu năm đạt 453 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc, chiếm tới 49,1% tổng giá trị tổng giá trị nhập khẩu. Trong 7 7 tháng đầu năm 2016 giá trị nhập khẩu từ thị trường này giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Pháp (62,9%), Đức (44,8%), Indonesia (18,9%), Singapore (11,8%), Nhật Bản (5,5%), Ấn Độ (3%). Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là Hàn Quốc, giảm 35,9% so với cùng kỳ năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao