Việt Nam có nghị định về chống chuyển giá
Theo đó, để chống chuyển giá, dự thảo nghị định quy định về các phương pháp xác định giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế; cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
Cụ thể, dự thảo quy định kỹ về giao dịch liên kết (là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết) thuộc một trong ba trường hợp: (i) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; (ii) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác; (iii) Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào một bên khác.
Theo dự thảo, người nộp thuế có quan hệ liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; kê khai loại trừ các yếu tố làm sai lệnh nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện tương đồng.
Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết của người nộp thuế trên cơ sở nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết để xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của Nghị định này.
Theo dự thảo phương pháp so sánh xác định giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết (gọi tắt là phương pháp xác định giá giao dịch liên kết) được xác định bằng các phương pháp sau: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; phương pháp giá bán lại; phương pháp giá vốn cộng lãi; phương pháp so sánh lợi nhuận; phương pháp phân bổ lợi nhuận.
Việc lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước phải căn cứ vào bản chất và phương pháp tính hơn là tên gọi của phương pháp.
Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết phù hợp nhất là phương pháp được lựa chọn trong 05 phương pháp nêu trên phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập và có nguồn thông tin, dữ liệu, số liệu đầy đủ và tin cậy nhất để phân tích so sánh.
Về nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, dự thảo nêu rõ, người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc giao dịch độc lập, phân tích so sánh lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng để xác định biên độ giao dịch độc lập chuẩn, điều chỉnh giá giao dịch liên kết theo giá trị phù hợp nhất của biên độ giao dịch độc lập chuẩn nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
Người nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình tham vấn theo quy định. Thời hạn cung cấp thông tin tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của Cơ quan thuế tại Biên bản tham vấn. Trường hợp người nộp thuế có lý do chính đáng thì thời hạn được gia hạn 1 lần không quá 15 ngày, kể từ ngày hết hạn.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)