Việt Nam đã bán được 150.000 tấn gạo cho Philipines
Hiện tại, Philippines quyết định nhập khẩu thêm gạo nhằm gia tăng dự trữ quốc gia do sản xuất trong nước bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Nino gây khô hạn tại quốc gia này.
Thông tin mới nhất từ chuyên trang phân tích thị trường lúa gạo thế giới (Oryza.com) cho biết mức giá bỏ thầu của Việt Nam và Thái Lan trong cuộc đấu thầu cung cấp 250.000 tấn gạo trắng hạt dài loại 25% cho Philippines là bằng nhau.
Theo đó, Việt Nam bỏ thầu 150.000 tấn với giá 419,35 đô la Mỹ/tấn và 100.000 tấn còn lại với giá 419 đô la Mỹ/tấn.
Sau đó, Việt Nam đã giảm giá bỏ thầu xuống còn 410,12 đô la Mỹ/tấn giao tại kho NFA, phù hợp với giá tham chiếu và giành được hợp đồng cung cấp 150.000 tấn cho Philippines. Trong khi đó, Thái Lan không chịu giảm giá vì cho rằng mức giá tham chiếu là quá thấp.
Như vậy, Việt Nam đã có được hợp đồng bán 150.000 tấn gạo cho Philippines trong phiên mở thầu hôm qua sau khi đồng ý giảm giá bán theo thỏa hiệp với Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines.
Trước đó, Cả Việt Nam lẫn đối thủ chính là Thái Lan trong cuộc đấu thầu bán 250.000 tấn gạo cho Philippines đều bỏ giá cao trong buổi mở thầu ngày 5/6.
Cuối tháng 2 vừa qua, Việt Nam đã giành được hợp đồng cung cấp 300.000 tấn gạo trắng hạt dài cho Philippines theo thỏa thuận G2G, sau khi đồng ý giảm giá xuống ngang bằng với mức giá trúng thầu (200.000 tấn) của Thái Lan.
Trong năm 2014, Philippines đã nhập khẩu tổng cộng 1,8 triệu tấn gạo, còn theo dự báo của Tổ chức Lương-Nông Liên Hiệp quốc (FAO), trong năm 2015, Philippines sẽ nhập khẩu khoảng 1,8 triệu tấn gạo để ổn định giá gạo nội địa và gia tăng dự trữ quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển