Tin tức - Sự kiện

Việt Nam đạt "thành tích" uống bia: Nên tăng thuế tới 90%?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải thực sớm hơn, đồng thời tăng thuế cao hơn nữa, có thể lên tới 90% vào năm 2018.

Tăng thuế rượu bia để hạn chế người uống.

Hầu hết, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất với quan điểm tăng thuế Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá vì so với mặt bằng thế giới, giá thuốc lá Việt Nam rẻ hơn thuốc ngoại bán trên thị trường.

Có ý kiến cho rằng cần thực hiện theo lộ trình sớm hơn nữa, tăng thuế cao hơn nữa, thậm chí còn đề xuất tăng lên tới 90%.

Đừng tự hào thành tích uống bia nhiều

ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội), bày tỏ quan điểm ủng hộ và phải kiên quyết đánh thuế thật mạnh đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá.

Việt Nam đang có một cái nhất khiến bà An lo ngại, đó là thành tích uống rượu bia nhiều hơn nữa khác. Việt Nam được xếp vào danh sách là nước tiêu thụ bia, rượu mạnh nhất khu vực ASEAN với mức tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia, rượu chỉ trong năm 2013, tương đương 3 tỉ USD.

Như vậy trung bình mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 32 lít bia một năm. Với mức tiêu thụ này người Việt phải chi phí cho sở thích uống bia, rượu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

"Đây là niềm tự hào không đáng có, kỷ lục trong nháy nháy, không nên cổ vũ cho phong trào bia rượu, kỷ lục đó lẽ ra phải dành cho những thành xuất sắc khác trong khoa học, kinh tế...".

Bà An cho rằng, báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các cơ quan của Bộ Y tế cho thấy, thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về ung thư, tim mạch, phổi, khí quản, vòm họng,... tạo gánh nặng về chi phí khám, chữa bệnh cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của người dân và xã hội, cũng như ảnh hưởng đến năng suất lao động của xã hội.

Đối với mặt hàng rượu bia, dự thảo đề nghị từ 1/7/2015 sẽ tăng thuế TTĐB đối với bia từ 50% lên 55%; sau đó mỗi năm tăng thêm 5%; đến năm 2018 tăng lên 65%.

Bà An cho rằng, cần phải thực hiện lộ trình tăng sớm hơn đồng thời cũng kiến nghị tăng thuế cao hơn nữa, có thể lên tới 90% vào năm 2018.

Tăng thuế cao hơn nữa


ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cũng chia sẻ quan điểm cần phải đánh thuế cao hơn nữa đối với mặt hàng rượu bia nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng và những hệ lụy kèm theo.

Bà Khánh phân tích, hiện nay vấn đề cải thiện giống nòi đang là vấn đề bức bách đối với Việt Nam, nếu cứ uống rượu bia thì những tác hại của nó sẽ khiến giống nòi ngày càng kiệt quệ.

Thứ hai, những tác hại của rượu bia, hệ lụy, tệ nạn xã hội, bệnh tật, bạo lực gia định... sẽ khiến chi phí xã hội, khám chữa bệnh tăng lên.

Thứ ba, nó sẽ tạo ra thói quen xấu cho những thế hệ trẻ, ép nhau uống rượu, thi nhau uống rượu. Đó là văn hóa rất xấu cần phải được dẹp bỏ. Việt Nam nên tiến tới sự văn minh, học theo văn hóa uống rượu của nước ngoài, không ép uống, uống rượu nhẹ để đảm bảo có một sự bình thường trong công việc, giao tiếp, quan hệ...

"Để Việt Nam ngập ngụa trong những thứ độc hại là rất lạc hậu", bà Khánh nói.

Trước những lo ngại, nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là "phần thưởng cho buôn lậu", bà Khánh cho rằng đó là trách nhiệm quản lý nhà nước. Nếu cơ quan quản lý, làm hết trách nhiệm, quản lý thật nghiêm, xử phạt thật nặng chắc chắn không khó để quản lý tình trạng này.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng cần có giải pháp mạnh tay với những ngôi sao, nghệ sĩ nước ngoài vào Việt Nam để quảng bá rượu. Bà Khánh cho rằng, những chiêu tiếp thị cho uống để quen miệng là rất nguy hiểm, do đó bên cạnh việc đánh thuế thật mạnh cũng cần phải có sự vận động, tuyên truyền tới người dân không tham gia, không a dua, học đòi. Có như vậy, việc hạn chế bia rượu mới đem lại hiệu quả.

Ngoài ra, ĐBQH Trịnh Thế Khiết, Đinh Xuân Thảo đều cho rằng đối với mặt hàng có độ cồn cao tăng thuế là phù hợp. Đại biểu Trịnh Thế Khiết cho rằng, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia, bình quân là 36 lít bia/năm/người nên việc tăng thuế là phù hợp. Còn đối với mặt hàng rượu nên đánh thuế chỉ ở khu vực sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh chứ người dân tự nấu vẫn còn nhưng không đánh thuế được.

Theo ĐB Định Xuân Thảo, tăng thuế là để người tiêu dùng thấy đắt mà bỏ. Về phía doanh nghiệp sẽ thu theo doanh thu, bán nhiều thu nhiều, tăng thu ngân sách.

Trước đó, đưa ra lý lẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này, đại diện Vụ chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, tăng thuế TTĐB nhằm giảm tình trạng lạm dụng bia rượu và đồ uống có cồn. Đồng thời tăng thu NSNN lên cao.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu tăng thú tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, mỗi năm ngân sách sẽ tăng thêm hơn 1.000 tỷ

Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo