Việt Nam đề xuất sáng kiến tạo thuận lợi cho thương mại điện tử trong APEC
Theo tin từ Bộ Công Thương, trong quá trình hoạt động của Diễn đàn, các nhà lãnh đạo APEC đã nhận thấy vai trò quan trọng của thương mại điện tử (TMĐT) trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng.
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong quá trình hoạt động của Diễn đàn, các nhà lãnh đạo APEC đã nhận thấy vai trò quan trọng của thương mại điện tử (TMĐT) trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng.
Trong năm 2016, doanh thu TMĐT B2C toàn cầu đạt 1.900 tỷ USD, trong đó doanh thu TMĐT B2C của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt 1.000 tỷ USD. Tỷ lệ doanh thu TMĐT B2C trên tổng doanh thu bán lẻ của khu vực này đạt 12,1%, cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới.
Trong năm 2016, doanh thu TMĐT B2C toàn cầu đạt 1.900 tỷ USD, trong đó doanh thu TMĐT B2C của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt 1.000 tỷ USD. Tỷ lệ doanh thu TMĐT B2C trên tổng doanh thu bán lẻ của khu vực này đạt 12,1%, cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới.
Thương mại điện tử xuyên biên giới được coi là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong thương mại thế giới. Từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, TMĐT xuyên biên giới ước tính đạt 1.920 tỷ USD trên toàn cầu. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới, theo sau là khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ. Doanh thu TMĐT B2C xuyên biên giới của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỷ USD, chiếm khoảng 35,9% doanh thu TMĐT xuyên biên giới B2C toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 467 tỷ USD và 47,9% vào năm 2020.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC và coi đây là một nội dung quan trọng của chương trình nghị sự APEC 2017. Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC được đề xuất tập trung vào 5 trụ cột làm việc như sau: Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý TMĐT của các nền kinh tế trong APEC; Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường TMĐT xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; Thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC; Thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực; Giải quyết những vấn đề mới trong TMĐT xuyên biên giới.
APEC 2017 được đánh giá là năm APEC có vai trò then chốt hướng tới kỷ niệm 20 năm gia nhập APEC của Việt Nam. Sáng kiến về Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC là một trong những điểm nhấn của năm APEC 2017 và được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; trở thành nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế khu vực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao